Bộ giáo án Sinh Học 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

docx 16 trang phuong 21/11/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Bộ giáo án Sinh Học 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ giáo án Sinh Học 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bộ giáo án Sinh Học 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 5: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).
2. Về năng lực
- 	Năng lực sinh học:
Nhận thức sinh học: Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; Giải thích được mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V; Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Dực vào mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V để giải thích được một số vấn đề thực tiễn.
- 	Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Tranh phóng to các hình trong SGK: các hình 7.2, 7.3.
- Chuẩn bị các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ theo hướng dẫn trong SGK.
- Phiếu học tập số 1: Tế bào nhân sơ.
- Phiếu học tập số 2: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Phiếu học tập số 3: Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10
- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi, đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK: 
1. Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu (Hình 7.1 SGK tr.39) thuộc loại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? 
2. So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ, tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.
+ Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ hơn tế bào bạch cầu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Hầu hết các tế bào nhân sơ đều có kích thước nhỏ và phân chia rất nhanh. Ở vi khuẩn Fscherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Vậy số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ đã là 1 x 215 = 32768 tế bào. Để tìm hiểu về những đặc điểm chung và sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
a. Mục tiêu: Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 39 - 40) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- GV sử dụng phương pháp think - pair - share để tổ chức cho HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời (phiếu học tập) của HS về đặc điểm của tế bào nhân sơ.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 39 - 40) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- GV sử dụng phương pháp think - pair - share, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh SGK, sau đó thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS thông qua phiếu học tập.
- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. I. Tế bào nhân sơ
- Có kích thước rất nhỏ, thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.
- Có cấu tạo đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh, các bào quan có màng.
- Màng tế bào đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất. 
- Bao bên ngoài màng tế bào là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác. 
- Chất đi truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc. 
- Ribosome thuộc loại nhỏ 70S.
* Ở nhiều tế bào vi khuẩn, ngoài phân tử DNA ở vùng nhân còn có một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ gọi là plasmid; Nhiều vi khuẩn có vỏ
nhày bao phủ bên ngoài thành tế bào giúp chúng bám dính vào các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài: Một số tế bào có thêm lông nhung bên ngoài vỏ nhảy giúp chúng bám vào các bề mặt: Ngoài ra, một số tế bào có một hoặc một số roi có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tế bào nhân thực
a. Mục tiêu:
- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực;
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.40 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân thực.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3 về nội dung vừa nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập: Bảng so sánh của HS về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và thực vật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành hai nhóm lớn (nhóm A và nhóm B); mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ (nhóm AI, A2,...; B1, B2,....), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.40 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân thực.
- GV yêu cầu:
+ Nhóm A thực hiện Phiếu học tập số 2, nhóm B thực hiện Phiếu học tập số 3. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
+ Nhóm B1, B2,... sẽ đọc và góp ý, bổ sung trực tiếp vào sản phẩm của nhóm A1, A2,... và ngược lại, các nhóm A1, A2,... sẽ đọc, góp ý và bổ sung trực tiếp vào sản phẩm của các nhóm B1, B2,....
- Các nhóm sẽ nhận lại sản phẩm của nhóm, rà soát những nội dung đã được góp ý, sau đó chỉnh sửa để hoàn thiện sản phẩm.
.Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, tổng hợp thông tin và thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS đọc phần Tóm tắt kiến thức (SGK tr.41) và chuyển sang nội dung tiếp theo.
II. Tế bào nhân thực
- Có kích thước khoảng 10 — 100 μm; Có những tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,...
- Có cấu tạo phức tạp với nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng.
- Phần bên trong tế bào nhân thực được xoang hoá nhờ hệ thống nội màng, màng giúp bao bọc đảm bảo cho nhiều hoạt động sống (phân giải, tổng hợp,...) diễn ra trong cùng một thời gian. Đây cũng là bước tiến hoá quan trọng của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ. 
- Mỗi bào quan có cầu trúc đặc trưng, thực hiện chức năng nhất định trong tế bào. 
- Có các bảo quan có màng kép như nhân, ti thể, lục lạp và các bào quan có màng đơn như lưới nội chất, bộ máy Golgi, peroxisome, lysosome, không bào. 
- Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng có bào quan không có màng như ribosome.
Hoạt động 3: Thực hành quan sát tế bào nhân sơ
a. Mục tiêu: Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 HS), đọc nội dung phần III (SGK tr. 41) để tìm hiểu các bước thực hành quan sát tế bào nhân sơ.
- HS hoạt động nhóm, tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 HS), yêu cầu các nhóm đọc nội dung phần III (SGK tr. 41) để tìm hiểu các bước thực hành quan sát tế bào nhân sơ.
- GV giới thiệu cho HS mục tiêu thực hành: Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào vi khuẩn.
- GV giới thiệu các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ:
+ Mẫu vật: dịch chứa vi khuẩn (nước dưa chua, dịch sữa chua, nước thịt luộc đê nguội sau 24 - 48 giờ,...).
+ Tranh, ảnh hoặc video về một số loại vi khuẩn.
+ Hoá chất: dung dịch thuốc nhuộm fuchsin, nước cắt.
+ Dụng cụ: kính hiển vi quang học, dầu soi kính, lam kính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm, đĩa đồng hồ, ống nhỏ giọt.
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước:
+ Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch từ lọ đựng mẫu vật và nhỏ lên lam kính.
+ Dùng kim mũi mác dàn mỏng giọt dịch trên lam kính.
+ Hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn sao cho nước bay hơi hết.
+ Nhỏ một giọt thuốc nhuộm fuchsin lên vết mẫu đã khô trên lam kính và để yên trong 2 phút.
+ Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hỗ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào một phía lam kính sao cho nước chảy qua vệt nhuộm. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm.
+ Dùng giấy thấm nhẹ nhàng thâm khô xung quanh vệt nhuộm.
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 10x để chọn phần dễ quan sát rồi nhỏ một giọt dầu soi kính lên vệt nhuộm và chuyển sang vật kính 100x để quan sát.
+ Quan sát thêm hình dạng vi khuẩn qua tranh, ảnh hoặc video.
Vi khuẩn E.Coli
Vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Campylobacter
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm chú ý quan sát, lắng nghe, tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
- GV nhắc nhở HS chí ý an toàn khi thực hành, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS viết báo cáo về tiến trình và kết quả thực hành: 
Vẽ và mô tả tóm tắt hình dạng các loại vi khuẩn em đã quan sát được. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, thu lại báo cáo thực hành và chuyển sang nội dung tiếp theo.
Báo cáo thực hành của HS theo mẫu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Luyện tập một số kiến thức đã học về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
b. Nội dung: 
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời một số câu hỏi để khắc sâu kiến thức:
1. Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?
2. Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này?
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GGV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1. Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?
2. Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật: sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào), động vật, thực vật và nấm (sinh vật đa bào).
2. Thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này vì các tế bào thực vật có lục lạp. Bào quan này là nơi chứa chất diệp lục, giữ nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về tế bào vào thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy làm mô hình tế bào nhân sơ, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật (có thể vẽ trên máy tính hình 3D).
c. Sản phẩm học tập: Mô hình 3D tế bào nhân sơ, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy làm mô hình tế bào nhân sơ, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật (có thể vẽ trên máy tính hình 3D).
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Tế bào nhân thực.
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Gợi ý phiếu đánh giá mô hình tế bào:
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Chuẩn bị nguyên/
 vật liệu
Chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ, sắp xếp theo trật tự dễ tìm.
Chuẩn bị nguyên vật liệu đủ nhưng để lộn xộn.
Chuẩn bị nguyên vật liệu nhưng còn thiếu.
Vật liệu giá rẻ, dễ tìm
Vật liệu giá rẻ, dễ mua, dễ tìm.
Vật liệu khó tìm.
Vật liệu giả đắt, khó tìm.
Bản thiết kế mô hình
Bản thiết kế mô hình dễ nhìn, sắc nét.
Bản thiết kế mô hình dễ nhìn.
Bản thiết kế mô hình rối, khó nhìn.
Sản phẩm mô hình
Mô hình thiết kế logic, đẹp, sáng tạo.
Mô hình thiết kế logic.
Mô hình thiết kế chưa đẹp, chưa logic.
Thuyết trình cho mô hình
Thuyết trình gọn nhưng logic, hấp dẫn.
Thuyết trình rõ ràng.
Thuyết trình dài dòng, khó hiểu.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:.
Lớp:.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tế bào nhân sơ
Nhóm:..
1. Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào?
2. Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 7.2 trong SGK, hoàn thành bảng sau về tế bào nhân sơ:
Tiêu chí
Biểu hiện cụ thể
Kích thước
Hình dạng
Các thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần
Đặc điểm đặc trưng
3. Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào?
Bài làm
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường:.
Lớp:.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Nhóm:..
Hãy đọc thông itn, kết hợp quan sát hình 7.2 và 7.3 trong SGK, hoàn thành bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Tiêu chí
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Giống nhau
Khác nhau
Kích thước
Đặc điểm cấu tạo
Nhân
DNA
Bào quan có màng
Khung tế bào
Bài làm
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Trường:.
Lớp:.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật
Nhóm:..
Hãy đọc thông itn, kết hợp quan sát hình 7.3 trong SGK, hoàn thành bảng so sánh tế bào thực vật và tế bào động vật:
Tiêu chí
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
Giống nhau
Khác nhau
Thành tế bào
Lục lạp
Trung thể
Lysosome
Không bào
Bài làm
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docxbo_giao_an_sinh_hoc_10_canh_dieu_bai_7_te_bao_nhan_so_va_te.docx