Giáo án Âm Nhạc Lớp 3 (Cánh Diều) - Chủ đề 3: Thiên nhiên
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Âm Nhạc Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm Nhạc Lớp 3 (Cánh Diều) - Chủ đề 3: Thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm Nhạc Lớp 3 (Cánh Diều) - Chủ đề 3: Thiên nhiên
I. MỤC TIÊU - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đếm sao. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. Biết hát các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc. Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài Lý Cây Bông. Biết được hình dáng âm sắc và tư thế chơi đàn bầu. Chơi nhạc cụ (trống nhỏ, ma – ra – cát, động tác cơ thể) Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu: Duy trì được nhịp độ ổn định; Đệm cho bài hát đếm sao. Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng. Biết yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên. - Biết thể hiện bài hát Đếm sao với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. - Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. - Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn. - Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể. - Yêu quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Đàn phím điện tử - Chơi đàn và hát tốt bài Đếm sao - Tập một số động tác vận động cho bài Đếm sao và bài hát Lý cây bông - Video clip bản nhạc Lý cây bông; video clip Biểu diễn Đàn bầu - Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi. - Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác cơ thể - Thực hành các hoạt động Vận dụng * Chuẩn bị của HS - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1 1. Hát: Đếm sao 2 1. Ôn tập bài hát: Đếm sao 2. Nghe nhạc: Lý cây bông 3 1. Thường thức âm nhạc: Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn Bầu 2. Vận dụng: Đọc những nốt nhạc ở hàng ngang và một nốt tự chọn ở hang dọc. 4 1. Nhạc cụ. 2. Vận dụng - sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ Tuần 9 Thời gian thực hiện: Tiết 9 - HÁT : ĐẾM SAO I. Yêu cầu cần đạt 1. Phát triển Năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đếm sao. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. - Biết thể hiện bài hát Đếm sao với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. - Biết hát các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát) - Về phẩm chất: - Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể. - Yêu quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ: GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ. HS: - SGK. Thanh phách, trống nhỏ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. HĐ Khởi động ( 3’) Cho học sinh nghe tiếng mưa to, mưa nhỏ, tiếng gió thổi mạnh và tiếng gió thổi nhẹ H: Mưa to như thế nào, mưa nhỏ như thế nào: H: Tiếng gió thổi mạnh và tiếng gió thổi nhẹ như thế nào? YC HS tham gia thể hiện những âm thanh đó (Theo video đã chuẩn bị) 2. HĐ Hình thành kiến thức mới ( 30’) * Hát: Đếm sao ( 23’) - GV giới thiệu ngắn gọn về tên, nội dung bài hát Đếm sao, Nhạc và lời Văn Chung - GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa hoặc hát cho HS nghe. - GV hướng dẫn HS đồng thanh đọc lời ca - Đọc lời ca theo tiết tấu. + Câu 1: Một ông sao sáng/ hai ông sáng sao. + Câu 2: Ba ông sao sáng/ Sáng chiếu muôn ánh vàng. + Câu 3: Bốn ông sáng sao/ kìa năm ông sao sáng. + Câu 4: Kìa sáu ông sáng sao/ Trên trời cao - GV cho HS khởi động giọng hát. - GV đàn và hát mẫu từng câu một vài lần. - Dạy hát nối tiếp các câu hát( theo lối móc xích). Chú ý: Hát chuẩn trường độ các nốt trắng và nốt trắng chấm dôi. - GV sửa chỗ HS hát sai (nếu có). - GV cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi. - GV mở nhạc đệm karaoke. - GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Dặn HS về tìm và tập động tác vận động phụ họa. - GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên như có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích, có ý thức vệ sinh môi trường , không xã rác bừa bãi, không đồng tình với các hành vi xâm hại thiên nhiên - GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS. 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) - GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, đọc nhạc tốt, sáng tạo. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học, tìm một số động tác phụ họa cho bài Đếm sao HS nghe HS trả lời theo cảm nhận HS tham gia - HS lắng nghe - HS đọc lời ca - HS đọc theo tiết tấu - HS khởi động giọng. - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Hát đúng những tiếng có luyến. - HS tập hát HS hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp. - HS hát theo nhạc đệm. - Các nhóm, tổ, cá nhân trình bày. - HS nghe, hiểu. - HS nghe ghi nhớ. - HS nghe, ghi nhớ Điều chỉnh sau bài dạy: ... **************************************************** : Tiết 10 - ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐẾM SAO - NGHE NHẠC BÀI: LÝ CÂY BÔNG I. Yêu cầu cần đạt 1. Phát triển năng lực âm nahc - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc. - Biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài Lý Cây Bông. - Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe. - Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể - Biết hát một mình và hát cùng người khác. - Biết yêu quê hương, yêu tổ quốc. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động Vận dụng) - Về phẩm chất: Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên như có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích, có ý thức vệ sinh môi trường , không xã rác bừa bãi, không đồng tình với các hành vi xâm hại thiên nhiên II. CHUẨN BỊ : GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. HS: - SGK -Thanh phách,,, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) - Cho HS hát vận động. hát gõ đệm theo nhạc bài Đếm sao 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 18’) * Ôn tập bài hát: Đếm sao - GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. Nhắc HS lấy hơi đúng chỗ, thể hiện rõ tính chất rộn ràng, vui tươi của bài hát. + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp. Người hát Câu hát HS nữ Một ông sao sáng hai ông sáng sao HS nam Ba ông sao sáng sáng chiếu muôn ánh vàng. HS nữ Bốn ông sáng sao kìa năm ông sao sáng. HS nam Kìa sáu ông sáng sao trên trời cao - GV cho HS chơi trò chơi hỏi - đáp theo nhóm, tổ, các hình thức khác nhau. - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). + GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động. Câu hát Động tác Câu 1 Tay phải vòng lên cao rồi hạ tay xuống Tay trái đưa lên cao rồi hạ tay xuống. Câu 2 Đưa 2 tay lên cao rồi xoay vòng tròn Hai bàn tay vừa lắc vừa đưa lên cao. Câu 3 Đưa tay phải ra vuông góc bả vai rồi lắc bàn tay. Đưa tay trái ra vuông góc bả vai rồi lắc bàn tay. Câu 4 2 tay lên tạo thành vòm rồi nghiên sang 2 bên. Lắc lắc bàn tay rồi hạ tay xuống - GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày lại - Luyện theo dãy, nhóm - GV mời một vài nhóm lên trình bày - Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn * Nghe nhạc: Lý cây bông ( 12’) - GV giới thiệu: Bài hát Lý cây bông Dân ca Nam Bộ - GV cho HS nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát + Bài hát vui tươi hay tha thiết? + Tốc độ bài hát nhanh hay chậm? + Người hát là trẻ em hay người lớn? + Giọng hát là nam hay nữ? + Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca? - GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ( có thể gõ đệm theo các kiểu nhịp- phách- tiết tấu) - GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó. - GV có thể thực hiện câu hát khác. 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) - GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên như có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích, có ý thức vệ sinh môi trường , không xã rác bừa bãi, không đồng tình với các hành vi xâm hại thiên nhiên - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. - HS thực hiện - HS nghe kết hợp gõ đệm - Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát. - HS theo dõi GV làm mẫu, thực hiện theo HD - HS thực hiện - HS luyện tập - HS sáng tạo thể hiện động tác của mình. - HS nghe, ghi nhớ - HS nghe, cảm nhận và trả lời câu hỏi. - HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. - HS nghe và trình bày lại câu hát. - HS thực hiện. - HS nghe, ghi nhớ Điều chỉnh sau bài dạy: ... Tiết 11 - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TÌM HIỂU NHẠC CỤ ĐÀN BẦU VẬN DỤNG: ĐỌC NHỮNG NỐT NHẠC Ở HÀNG NGANG VÀ MỘT NỐT TỰ CHỌN Ở HÀNG DỌC I.Yêu cầu cần đạt 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Biết được hình dáng âm sắc và tư thế chơi đàn bầu. - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Mi Son theo ký hiệu bàn tay - Nhận biết được hình dáng của đàn Bầu - Nghe và cảm nhận được âm thanh của Đàn Bầu - Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động Vận dụng) - Về phẩm chất: Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên như có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích, có ý thức vệ sinh môi trường , không xã rác bừa bãi, không đồng tình với các hành vi xâm hại thiên nhiên II. CHUẨN BỊ: GV: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Đàn organ, Sáo trúc HS: - SGK III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) - Tổ chức trò chơi: Cây cao - bóng thấp. HD: Khi nghe tiếng “cây cao” thì các em đứng lên. Khi nghe tiếng “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc: Nghe tiếng “cây cao” các em giơ 2 tay lên cao, Nghe tiếng “bóng thấp” thì để tay lên bàn. - GV tổ chức cho HS chơi 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) * Thường thức âm nhạc: Đàn Bầu ( 12’) - Cho HS nghe âm thanh của Đàn Bầu Hỏi: Đây là âm thanh của nhạc cụ nào? *GV KL: Âm thanh của Đàn Bầu -Đàn Bầu hay còn gọi là “Độc Huyền Cầm” là một nhạc cụ thuần việt nhất, độc đáo nhất của người Việt Nam và cũng được coi là một trong số hiếm hoi những cây đàn độc đáo của thế giới bởi cấu tạo của cây đàn rất đơn giản, với lối diễn tấu không giống bất cứ một nhạc cụ nào, đó là âm thanh được tạo nên từ các âm bồi của dây đàn, kết hợp với việc dùng cần đàn để căng dây lên hoặc chùng dây xuống trên một sợi dây duy nhất, từ đó tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ. - Cho HS xem tranh cách sử dụng sáo trúc - GV mở clip cho HS xem và nhận biết Đàn Bầu trong tiết mục biểu diễn. - GV hướng dẫn HS nghe âm thanh và mô phỏng động tác chơi Đàn Bầu *3. Vận dụng: Đọc nhạc ( 17’) - GV đàn cao độ 3 nốt nhạc, yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc Đô, Rê, Mi kết hợp làm kí hiệu bàn tay. - GV thực hiện mẫu âm bằng tay và đọc nhạc mẫu cho HS nghe - GV thực hiện chậm cho HS đọc nhẩm. - GV đọc mẫu kết hợp làm chậm kí hiệu bàn tay. - Yêu cầu HS luyện tập kí hiệu bàn tay theo mẫu âm hang ngang và một nốt tự chọn ở hang dọc. - GV cho HS luyện đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. - Mời từng tổ, nhóm lên thực hiện. - GV nhận xét, sửa sai (nếu có) ? Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài vừa đọc? ? Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều nhất? - GV chia HS làm 3 nhóm. Mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc. Các nhóm nhìn kí hiệu bàn tay của GV. Khi GV làm kí hiệu bàn tay có tên của nhóm nào thì nhóm đấy phải đọc được đúng cao độ và tên của nhóm mình. - GV nhận xét. 4. HĐ Ứng dụng: (3’) - Chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu thiên nhiên, loài vật. Yêu các làn điệu dân ca và các nhạc cụ của dân tộc mình bằng các hành động cụ thể như tuyên truyền rộng rãi các bài hát dân ca mà mình biết, sưu tầm sử dụng, tìm hiểu về các nhạc cụ của dân tộc mình. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. - HS nghe hướng dẫn. - Cả lớp chơi 1, 2 lần - HS nghe - Đàn Bầu - HS quan sát - HS hiểu thế nào là đàn bầu và cách sử dụng. - Nghe, quan sát, nhận biết. - HS thực hiện - HS lắng nghe, ghi nhớ - Đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc kết hợp với kí hiệu bàn tay. - Quan sát tay và đọc theo nhẩm theo. - HS nghe, quan sát - Luyện tập 2, 3 lần - HS thực hiện theo tổ, nhóm. - HS trả lời câu hỏi - Các nhóm thực hiện - HS thực hiện - HS lắng nghe, ghi nhớ Điều chỉnh sau bài dạy: .. Tiết 12 - NHẠC CỤ - VẬN DỤNG SÁNG TẠO: MÔ PHỎNG ĐỘNG TÁC CHƠI CÁC NHẠC CỤ I. Yêu cầu cần đạt 1.Phát triển năng lực âm nhạc - Chơi nhạc cụ (trống nhỏ, ma – ra – cát, động tác cơ thể) Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu: Duy trì được nhịp độ ổn định; Đệm cho bài hát đếm sao - Ứng dụng Chơi nhạc cụ (trống nhỏ, ma – ra – cát, động tác cơ thể) đệm cho bài hát Đếm sao - HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca. - Biết cách chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ Thanh Phách, trống con vào bài hát - Chơi trống nhỏ, thanh phách và động tác tay chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài Đếm sao -Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo. 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát) - Về phẩm chất: - Góp phần giáo dục các em thêm yêu thích môn học, các nhạc cụ gõ II. CHUẨN BỊ: GV: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Đàn organ, trống nhỏ, thanh phách. HS: - SGK, trống nhỏ, thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. HĐ Khởi động: (3’) - Chơi trò chơi: Vận động theo tiếng trống - Nhận xét đánh giá 2. HĐ Khám phá- Luyện tập: (30’) a. Nhạc cụ ( 23’) * Luyện tập tiết tấu + Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ. GV cho HS lựa chọn nhạc cụ mà mình có sẵn để thực hiện -Nhạc cụ gõ Việt Nam: Thanh phách, trống nhỏ, song loan -Nhạc cụ tự làm -Động tác cơ thể -Nhạc cụ nước ngoài - GV chơi tiết tấu làm mẫu - GV hướng dẫn HS cách chơi tiết tấu kết hợp gõ nhạc cụ - HS quan sát và lắng nghe GV đọc mẫu tiết 1, đếm : Đen- đen- đen/ trắng- đen/ / trắng- đen/ trắng- lặng đen/ -GV bắt nhịp chi HS đếm sô - HS luyện tập tiết tấu, theo hướng dẫn của Gv. - Gv gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu - GV chọn nhạc cụ yêu thích như trống con hoặc maracat VD sử dụng nhạc cụ trống con tập vào tiết tấu 1 -HD HS lắc Maracat hay trống con và các động tác vận động cơ thể vào tiết tấu 2 như HD với tiết tấu 1 - Chia lớp 2 nhóm nhóm 1 lắc malacat vào tiết tấu 2. Nhóm 2 vận động cơ thể vào tiết tấu 2. - Gv làm mẫu hát kết hợp gõ Maracat theo phách vào bài Đếm sao. - HS hát cả bài kết hợp lắc đệm maracat - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - GV nhận xét hoạt động và tuyên dương - Hát cả bài Đếm sao kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ đệm theo tiết tấu mẫu - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - Chia một nhóm gõ trống, một nhóm gõ thanh phách, một nhóm hát sau đó đổi bên - GV nhận xét, biểu dương 3. Vận dụng: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ. Hỏi tên từng nhạc cụ có trong tranh GV cho học sinh nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn: Đây là tiếng sáo thì chúng ta phải thực hiện động tác thổi sáo. Tiếp theo cho HS nghe tiếng đàn bầu GV hướng dẫn HS tư thế khảy đàn bầu. Thực hiện tương tự với gõ trống và tiếng kèn. Trò chơi: GV chia học sinh thành 4 tổ: Mỗi tổ đảm nhận 1 loại nhạc cụ. Tổ 1: Trống Tổ 2: Kèn Tổ 3: Đàn Bầu Tổ 4: Sáo trúc - GV trình chiếu động tác chơi từng nhạc cụ sau đó cho HS sử dụng thước kẻ mô phỏng động tác của 2 nhạc cụ sáo, saxsophone. Còn 2 nhạc cụ trống thì mô phỏng động tác gõ trên mặt bàn. Đàn bầu lấy thước kẻ dựng đứng lên mặt bàn làm cần đàn sau đó gảy cách mặt bạn 2cm. Động tác thổi sáo Tư thế gảy đàn bầu Động tác gõ trống Tư thế thổi kèn 4. HĐ Ứng dụng ( 2’) - GV nhắc lại yêu cầu của chủ đề, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chơi nhạc cụ tốt, tích cực, sáng tạo. . Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Tham gia chơi - Lắng nghe - HS quan sát - Thực hành chơi tiết tấu, tay vỗ miệng đếm theo. - Luyện tập theo nhóm, tổ, cá nhân. - Thực hiện theo dãy - HS thực hiện chơi tiết tấu bằng thanh phách, trống con. - Quan sát, thực hiện - HS quan sát - HS hát cùng nhạc lấy hơi và thể hiện sắc thái bài hát. -HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách, trống nhỏ. - Thực hiện theo nhóm, tổ, cá nhân - Các nhóm thực hiện. - Biểu diễn nhóm, cá nhân. HS nghe, quan sát và thực hiện. HS tham gia trò chơi - Theo dõi, xem GV làm mẫu dùng đồ dùng học tập mô phỏng động tác sử dụng nhạc cụ. - HS nghe, ghi nhớ Điều chỉnh sau bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_3_canh_dieu_chu_de_3_thien_nhien.docx