Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản

docx 17 trang phuong 05/12/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản

Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản
BÀI 11:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ( 2 tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Về năng lực: 
a.Năng lực công nghệ.
- Nhận thức công nghệ:Trình bày được vai trò của nuôi trồng thủy sản.
- Giao tiếp công nghệ :Nhận biếtđược một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
b.Năng lực chung:
-Tự nghiên cứu thu thập thông tin,dữ liệu qua nội dung sgk.
-Hợp tác theo nhóm. 
-Giải quyết vấn đề.
2. Về phẩm chất
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó khai thác thông tin trên nhiều kênh thông tin : SGK, mạng internet .trong đời sống để tìm hiểu kiến thức về nuôi trồng thủy sản.
- Có trách nhiệm và trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT
a. Giáo viên:
- Máy tính, tivi,nam châm,phiếu học tập
b.Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập,đọc trước bài học
c. Ứng dụng công nghệ thông tin: bài giảng powerpoint
2. Học liệu:
- Kiến thức bổ trợ: SGK, SGV, thông tin trên trang mạng
- Quy trình PPDH, KTDT sẽ áp dụng chủ đề:
+ PPDH: Thuyết trình, giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm
+ KTDH: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não
Tranh ảnh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 
Nội dung
PP/KTDH
PP/ CCĐG
PPĐG
CCĐG
1
Hoạt động 1: Mở đầu (7’)
PPDH:Vấn đáp
KTDH:Động não
Hỏi - đáp
Câu hỏi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (60’)
HĐ 1:vai trò của nuôi trồng thủy sản 25’
HĐ 2: Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam 35’
-PPDH:trực quan,nhóm,giải quyết vấn đề,thuyết trình,
KTDH:chia nhóm
-. PPDH:trực quan,nhóm,giải quyết vấn đề,thuyết trình,
KTDH:chia nhóm
Hỏi - đáp
Quan sát
Câu hỏi
Phiếu học tập
Thang đo
2
Hoạt động 3: Luyện tập (15)
PPDH:Vấn đáp
KTDH:Động não
Hỏi- đáp
Câu hỏi
Hoạt động 4: Vận dụng (8’)
- PPDH:Giải quyết vấn đề,trực quan
Quan sát
Câu hỏi
1.HĐ 1:HOẠT ĐỘNG MỎ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: Câu hỏi khởi động trang 58 SGK công nghệ 7
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
B1:Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ thủy sản mà em biết?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS tiếp nhận nhiệm vụ 
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS nêu lên suy nghĩ của bản thân:Món ăn chế biến từ thủy sản : Cá chép om dưa, Tôm chiên, Cá kho.
B: Đánh giá kết quá thực hiện nhiệm vụ học tập:
-GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức
-GV đặt vấn đề: Trong bữa ăn hàng ngày có rất nhiều món ăn chế biến từ thủy sản, có thể thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày càng tăng. Do đó nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay dang phát huy vai trò mạnh mẽ trong nền kinh tế nước ta. Baì học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu sang một lĩnh vực mới đó là: Nuôi trồng thủy sản.
 Bài 11: Giới thiệu chung vê nuôi thủy sản
2.HĐ 2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THÚC
Hoạt động 1: Vai trò của nuôi trồng thủy sản
a.Mục tiêu: Nêu được vai trò của nuôi trồng thủy sản, giải thích được vai trò của nuôi trồng thủy sản
b.Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 58 SGK. 
c.Sản phấm học tập: Câu trả lời của HS trên phiếu học tập số 1.
d.Tố chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm
- GV yêu cầu HS đọc nội dung phần 1
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu HS hoàn thiện phiếu học tập số 1.
+ Hoàn thiện sơ đồ về vai trò của nuôi trồng thủy sản theo hình 11.1 SGK
+ Kể tên một số loại thủy sản đang được nuôi ở địa phương em.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ ,
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
+Dự kiến sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM..LỚP.
1.Em hãy nêu vai trò của nuôi trồng thủy sản bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:
2. Hãy kể tên một số loài thủy sản đang được nuôi ở địa phương em?
Trả lời: Cá, ốc nhồi, Ếch.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
-Vai trò của nuôi trồng thủy sản:
-Cung cấp thực phẩm giầu đạm, giầu acid béo ômega-3
Cung cấp nguyên liệu cho nghành chế biến và xuất khẩu
Cung cấp nguyên liệu cho nghành dược, mỹ phẩm
Làm nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi
Tạo việc làm và thu nhập cho người nuôi
* Đánh giá kết quả học tập
 GV tổ chức cho HS tự đánh giá tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm bằng Thang đo.
Hoạt động 2: Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Mục tiêu: Nhận biết một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trong SGK trang 59-60
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh .
 Câu trả lời của học sinh trong phiếu học tập
dTổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-GV chia nhóm HS, quan sát hình 11.3 đọc nội dung phần 2 SGK trang 59-60
- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm 2 HS trả lời câu hỏi ở phiếu học tập số 2, hoạt động nhóm 6 Hs hoàn thành phiếu học tập số 3
B2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ ,thảo luận suy nghĩ trả lời ở phiếu HT số 2 ,3
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
B3*: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện các nhóm trả lời
+ GV gọi HSnhóm khác khác bổ sung 
+Dự kiến sản phẩm:
PHIÊU HỌC TẬP SỐ 2
NhómLớp
Hình
Tên
Đặc điểm
a
Cá tra
Da chơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng có hai đôi râu dài
b
Cá chép
Thân hình thoi, mình dày, dẹp bên, vảy tròn lớn. Đâu thuôn cân đối, có hai đôi râu, vây lưng dài.
c
Cá rô phi
Thân màu xanh xám,vảy cứng sáng bóng,có khoảng 9-12 vạch đấmong song từ lưng xuống bụng.Vây lưng và vây đuôi hồng nhạt
d
Cá chẽm( Vược)
Thân dài,dẹp bên,phần lưng hơi gồ cao,vảy dạng lược rông.Miệng rộng,chếch,hàm dưới nhô dài hơn hàm trên.Hai vây lưng tách rời nhau
e
Tôm chân trắng
Vỏ mỏng,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà 
g
Nghêu
Hai vỏ bằng nhau dạng hình tam giác,vỏ gắn vào nhau bằng một bản lề
h
Tôm sú
Vỏ dày,lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.Tùy môi trường sông và thức ăn mà màu sắc cơ thể khác nhau(nâu,xám,xanh).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM.LỚP
: Phân biệt cá chẽm và cá tra
Cá chẽm
Cá tra
Thân dài,dẹp bên,phần lưng hơi gồ cao,vảy dạng lược rông.Miệng rộng,chếch,hàm dưới nhô dài hơn hàm trên.Hai vây lưng tách rời nhau
Da chơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng có hai đôi râu dài
Cá chép
Cá rô phi
Thân hình thoi, mình dày, dẹp bên, vảy tròn lớn. Đâu thuôn cân đối, có hai đôi râu, vây lưng dài.
Thân màu xanh xám,vảy cứng sáng bóng,có khoảng 9-12 vạch đấmong song từ lưng xuống bụng.Vây lưng và vây đuôi hồng nhạt
Tôm chân trắng
Tôm sú
Vỏ mỏng,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà
Vỏ dày,lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.Tùy môi trường sông và thức ăn mà màu sắc cơ thể khác nhau(nâu,xám,xanh).
Câu 2
-Trong các loại thủy sản ở mục 2 thì loại có ở địa phương em :cá rô phi,cá chép,cá vược,tôm trắng.
-Loại được xuất khẩu:Tôm sú,cá tra,nghêu.,tôm chân trắng,cá rô phi,cá chép
_Tên 5 loại thủy sản khác:cá chuối,baba,cua,mực,cá trắm
B4*: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
-Cá tra: Da chơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng có hai đôi râu dài.
-Cá rô phi: Thân màu xanh xám,vảy cứng sáng bóng,có khoảng 9-12 vạch đấmong song từ lưng xuống bụng.Vây lưng và vây đuôi hồng nhạt
-Nghêu: Hai vỏ bằng nhau dạng hình tam giác,vỏ gắn vào nhau bằng một bản lề
-Cá chẽm(vược): Thân dài,dẹp bên,phần lưng hơi gồ cao,vảy dạng lược rông.Miệng rộng,chếch,hàm dưới nhô dài hơn hàm trên.Hai vây lưng
Tôm sú: Vỏ dày,lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.Tùy môi trường sông và thức ăn mà màu sắc cơ thể
-Tôm chân trắng: Vỏ mỏng,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà
-Cá chép: Thân hình thoi, mình dày, dẹp bên, vảy tròn lớn. Đâu thuôn cân đối, có hai đôi râu, vây lưng dài.
* Đánh giá kết quả học tập
 GV tổ chức cho HS tự đánh giá tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm bằng Thang đo.
3.HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP15’
Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Hệ thống được kiến thức về vai trò của nuôi trồng thủy sản,nhận biết được một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam 
Nội dung: 
Câu hỏi trắc nghệm 
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện: 
*: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1: Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm
Em hãy khoanh vào chữ cái trước các câu trả lời đúng.
Câu 1 nuôi trồng thủy sản cung cấp thực phẩm giàu : 
A: chất xơ 
B : đạm , acit béo , omega – 3
C:gluxit
Câu 2 sản phẩm thủy sản cung cấp nguyên liệu cho :
A: chế biến và xuất khẩu như cá tra , tôm sú , tôm chân trắng 
B : Ngành dược mĩ phẩm 
C :Nhà máy chế biến lương thực.
D : Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi .
Câu 3 Cá tra là loài cá :
A : Da trơn , thân dài , lưng xám đen , bụng hơi bạc , 2 râu dài 
B:Có vảy , thân dài , lưng xám đen , bụng hơi bạc , 2 râu dài
C : Da trơn , thân ngắn, lưng xám đen , bụng hơi bạc , 2 râu dài
Câu 4 Cá chép có đặc điểm :
A: Thân hình thoi , mình dày ,dẹp bên ,vảy tròn lớn , đầu thuôn cân đối , có 2 đôi râu , vây lưng dài 
B: Thân hình thoi , mình mỏng ,vảy tròn lớn , đầu thuôn cân đối , có 2 đôi râu , vây lưng dài 
C.Thân dài,mình mỏng ,vảy tròn lớn , đầu thuôn cân đối , có 2 đôi râu , vây lưng dài 
Câu 5 Cá rô phi có thân màu : 
A : Màu trắng 
B : Màu xanh xám 
C: Màu vàng 
Câu 6 Cá chẽm ( vược ) có đặc điểm :	
A : Thân ngắn , dẹp bên , lưng hơi gồ cao .Miệng rộng,chếch,hàm dưới nhô dài hơn hàm trên.Hai vây lưng tách rời nhau
B : Thân dài , dẹp bên , lưng hơi gồ cao .Miệng rộng,chếch,hàm dưới nhô dài hơn hàm trên.Hai vây lưng liền nhau.
C : Thân dài , dẹp bên , lưng hơi gồ cao .Miệng rộng,chếch,hàm dưới nhô dài hơn hàm trên.Hai vây lưng tách rời nhau.
Câu 7.Tôm sú có đặc điểm:
A .Vỏ mỏng,lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.
 B.Vỏ mỏng,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà,
 C.Vỏ dày,lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.
Câu 8:Tôm chân trắng có đặc điểm
 A.Vỏ mỏng,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà.
 B.Vỏ dày ,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà.
 C. Vỏ dày,lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.
*: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- Học sinh làm việc cá nhân .
- GV quan sát học sinh, phát hiện những khó khăn, có biện pháp hỗ trợ nếu cần
*: Báo cáo thảo luận 
*: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS trả lời
+ GV gọi HS khác bổ sung 
+Dự kiến sản phẩm:
Câu 1. B Câu 2. A,B,D. Câu 3. A Câu 4A Câu 5 B Câu 6 C Câu 7 C
Câu 8 A
*: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
* Đánh giá kết quả học tập
4. VẬN DỤNG
 a) Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung:Bài tập vận dụng thực tiễn
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
*: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau
Chủ nhật tới em hãy cùng mẹ đi chợ gần nhất, đến khu bán thủy sản và cho biết.Trong hình 11.3 SGK trang 59 có những loại thủy sản nào được bày bán ở chợ.Kể tên và nêu đặc điểm của các loại thuỷ sản đó.
*: Thực hiện nhiệm vụ: 
-HS tiếp nhận nhiệm vụ
*: Báo cáo, thảo luận: 
 - HS báo cáo vào tiết sau.
-Dự kiến sản phẩm.
Tên
 Cá chép
Thân hình thoi, mình dày, dẹp bên, vảy tròn lớn. Đâu thuôn cân đối,
Cá rô phi
Thân màu xanh xám,vảy cứng sáng bóng,có khoảng 9-12 vạch đấmong song từ lưng xuống bụng.Vây lưng và vây đuôi hồng nhạt
Nghêu
Hai vỏ bằng nhau dạng hình tam giác,vỏ gắn vào nhau bằng một bản lề
Tôm chân trắng
Vỏ mỏng,thân màu nâu sáng hoặc xanh lam,chân bò có màu trắng ngà
*: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
IV.NHẬN XÉT
V. CÁC PHỤ LỤC
1. Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM..LỚP.
Dựa vào nội dung bài học hãy hoàn thiện sơ đồ sau
Câu 2 :Hãy kể tên một số loài thủy sản đang được nuôi tại địa phương em?
..
PHIÊU HỌC TẬP SỐ 2
NhómLớp
Hình
Tên
Đặc điểm
a
b
.
c
d
e
g
h
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM.LỚP
: Phân biệt cá chẽm và cá tra
Cá chẽm
Cá tra
Cá chép
Cá rô phi
Tôm chân trắng
Tôm sú
Câu 2
1.Trong các loại thủy sản ở mục 2 thì loại nào có ở địa phương em ?
..
2.Loại nào được xuất khẩu ?
3.Kể tên 5 loại thủy sản khác mà em biết ?
.
2.Các công cụ đánh giá
2.1. Thang đánh giá
STT
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đạt được
Tốt
Khá
TB
1
Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm
2
Tự lực thực hiện các nhiệm vụ được phân công
3
Tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao
4
Lắng nghe ý kiến của thành viên trong nhóm
5
Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định
2.2. Phiếu đánh giá rubrics
Nội dung đánh giá
Mức 4
(Giỏi)
Mức 3
(Khá)
Mức 2
( Trung bình )
Mức 1
( Yếu)
Kiến thức
Trả lời đúng cả đáp án
Trả lời đúng 2-3 ý đáp án
Trả lời được 1 ý đáp án đúng
Không trả lời đúng đáp án nào
Hình thức
Trình bày sạch đẹp, không gạch xóa
Trình bày sạch đẹp, không gạch xóa
Trình bày thiếu rõ ràng, điền sai cột
Gạch xóa nhiều

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_7_canh_dieu_bai_11_gioi_thieu_chung_ve_nuo.docx