Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 5: Trồng cây rừng
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 5: Trồng cây rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công Nghệ 7 (Cánh Diều) - Bài 5: Trồng cây rừng
TÊN BÀI DẠY: BÀI 5: TRỒNG CÂY RỪNG BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU SỐ TIẾT: 2 TIẾT Mục tiêu 1. Về năng lực - Nhận thức công nghệ: + Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của việc trồng rừng + Giải thích được việc bố trí thời vụ và mô tả được kĩ thuật trồng rừng - Thiết kế công nghệ: Đề xuất và lựa chọn được loại cây rừng phù hợp với điều kiện môi trường ở địa phương 2. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về quy trình trồng rừng vào cuộc sống hằng ngày. Có ý thức bảo vệ rừng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, Giáo án. - Tranh ảnh: + hình 5.1: Các bước đào hố trồng cây rừng + Hình 5.2: Các bước trồng cây con có bầu + Hình 5.3: Các bước trồng cây con rễ trần 2. Đối với học sinh - Đọc trước bài học trong SGK. - Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết Nội dung PP/KTDH PP/CCĐG 1 Hoạt động 1: Khởi động (5p) PPDH: Vấn đáp KTDH: Động não PP: Hỏi - đáp CC: Câu hỏi Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1 PHẦN 1: Mục đích của việc trồng cây rừng (5p) PPDH: Giải quyết vấn đề, vấn đáp KTDH: KT chuyển giao nhiệm vụ, KT công não, PP: Hỏi – đáp CC: Câu hỏi, 1 Hoạt động 2.2 Phần 2. Thời vụ trồng rừng (15p) PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. KTDH: KT chuyển giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT công não. PP: Hỏi – đáp, quan sát CC: Câu hỏi, phiếu bài tập số 1, 2 Hoạt động 2.3 Phần 3. Làm đất trồng rừng (20p) PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. KTDH: KT chuyển giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT công não PP: Hỏi – đáp, quan sát CC: Câu hỏi, phiếu bài tập số 3 2 Hoạt động 2.4 PHẦN 4: Trồng rừng bằng cây con (35p) PPDH: Nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình. KTDH: Động não, chia nhóm PP: Hỏi-đáp, quan sát. CC: bảng phụ, câu hỏi. Hoạt động 3: Luyện tập (7p) PPDH: Vấn đáp KTDH: Đặt câu hỏi PP: Hỏi – đáp CC: Câu hỏi Hoạt động 4: Vận dụng(3p) PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề. Kỹ thuật: KT chuyển giao nhiệm vụ PP: Hỏi – đáp CC: Câu hỏi 1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về vai trò của rừng và các loại rừng. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS kể tên được các vai trò của rừng và các loại rừng . d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên chiếu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: ? Vai trò của rừng? ? Các loại rừng ở nước ta? HS lắng nghe tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ , nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng Bước 4. Kết quả nhận định: -Hs nhận xét, bổ sung GV Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên, khen thưởng những HS có câu trả lời tốt. GV đặt vấn đề vào bài: Như các em biết rừng có rất nhiều vai trò quan trọng. Vậy làm thế nào để trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. 2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Mục đích của việc trồng rừng a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của việc trồng rừng. b. Nội dung: Mục đích của việc trồng rừng là gì? c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS nêu được mục đích vai trò của việc trồng rừng. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi: - GV: Chiếu và nêu câu hỏi: Mục đích, vai trò của trồng rừng? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, đọc thông tin suy nghĩ trả lời. - HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày - HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu có). Bước 4: Kết quả, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cốt lõi của hoạt động, ghi bảng. Mục đích, vai trò của việc trồng rừng: + Mở rộng diện tích rừng + Phủ xanh đất trống đồi trọc + Tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người dân Hoạt động 2.2. Thời vụ trồng rừng a. Mục tiêu: Huy động kiến thức của HS về đặc điểm khí hậu phù hợp với việc trồng một số loại cây rừng từ đó xác định thời vụ và giải thích được việc bố trí thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, Trung, Nam. b. Nội dung: Học sinh được yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các thông tin về đặc điểm khí hậu phù hợp với việc trồng cây và xác định thời vụ trồng rừng các miền Bắc, miền Trung và miền Nam. c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của các nhóm học sinh PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 STT Kiểu thời tiết Phù hợp với việc trồng cây Không phù hợp với việc trồng cây 1 Thời tiết nóng, khô x 2 Thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều x 3 Thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều x 4 Thời tiết ấm, ẩm x 5 Thời tiết lạnh, khô x PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Khu vực Thời vụ trồng Lí do Miền Bắc Mùa thu và mùa xuân Ở miền Bắc, mùa xuân, mùa thu độ ẩm cao, hay có mưa phùn, thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc Miền Nam Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) Mùa mưa là thời điểm thích hợp với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giúp cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển Miền Trung Mùa mưa (tháng 5-11) Vì mùa mưa có độ ẩm cao nên nhiệt ấm, thích hợp để cây trồng phát triển d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm và phát lần lượt phiếu học tập số 1 và 2 Yêu cầu các HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. (Sau khi các nhóm hoàn thành và chỉnh sửa hoàn thiện phiếu học tập số 1 thì tiếp tục thảo luận hoàn thành phiếu số 2) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập. GV quan sát gợi ý cho HS các kiểu thời tiết phù hợp với việc trồng cây và đặc điểm thời tiết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để xác định thời vụ trồng cây. Bước 3. Báo cáo thảo luận: GV chọn 1 nhóm mời đại diện lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung GV đặt câu hỏi thảo luận: (1) Cơ sở nào đóng vai trò quan trọng để xác định thời vụ trồng cây rừng? (Khí hậu và thời tiết, mùa vụ trồng rừng phụ thuộc vào yếu như: nhiệt độ, lượng mưa, gió, bão và có tính quy luật tương đối ổn định theo điều kiện địa lý mỗi vùng miền). (2) Tại sao thời vụ trồng cây ở miền Bắc, Trung, Nam khác nhau? (do mỗi vùng có thời tiết khí hậu khác nhau). (3) Nếu trồng rừng trái thời vụ thì có hậu quả gì? (cây cọc còi, phát triển không tốt, tỉ lệ cây sống thấp) (4) Ở các tỉnh miền Bắc trồng rừng vào mùa đông và mùa hè có được không? tại sao? (Không, vì mùa đông và mùa hè cây mất nhiều nước, héo khô, còi cọc) Bước 4. Kết quả nhận định: GV nhận xét kết quả làm việc nhóm và chốt lại một số ý kiến cơ bản: Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là mùa mưa. GV chuyển ý nêu vấn đề “Sau khi tạo được giống cây rừng, xác định thời vụ trồng rừng, chúng ta sẽ tiến hành làm đất trồng rừng, vậy quá trình làm đất trồng cây rừng như thế nào?”. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình làm đất trồng cây rừng. 2.3 Hoạt động 3. Làm đất trồng cây rừng a. Mục tiêu: Mô tả được các bước và kỹ thuật đào hố trồng cây rừng. b. Nội dung: Hs được yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3 c. Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm, sự trình bày sản phẩm các nhóm d. Tiến trình hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu Hình 5.1 Các bước đào hố trồng cây rừng. Yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu sgk, quan sát hình 5.1 trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3: ? Kĩ thuật đào hố trồng cây như thế nào? ?Tại sao khi đào hố phải phát quang ở miệng hố. ? Khi lấp hố tại sao phải cho lớp đất màu đã chộn phân xuống dưới. - HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu phiếu học tập cử đại diện trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm Hs trình bày. - Các nhóm nhận xét bổ sung Bước 4 Kết quả nhận định: GV: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên, khen thưởng nhóm có kết quả tốt nhất . Chốt kiến thức. Kỹ thuật đào hố theo trình tự sau: Bước 1. Phát dọn cây, cỏ dại. Bước 2. Đào hố lớp đất màu để riêng nơi miệng hố *Kích thước hố. Loại Kích thước hố (cm ) C. dài Crộng C. sâu 1 30 30 30 2 40 40 40 Bước 3. Trộn đất màu với phân bón Bước 4. Lấp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước Bước 5. Cuốc thêm đất xung quanh, loại bỏ cỏ và lấp đầy hố 2.4. Hoạt động 4. Tìm hiểu về quy trình trồng rừng bằng cây con a. Mục tiêu: Mô tả được quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con có rễ trần. b. Nội dung: Học sinh được yêu cầu quan sát tranh 5.2, 5.3 kết hợp đọc nội dung về quy trình trồng rừng bằng cây con trong sách giáo khoa thảo luận về các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con. c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung kiến thức về quy trình trồng cây rừng bằng cây con d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm 1+ 2 thảo luận HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung; ghi kết quả vào bảng phụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 2 nhóm sẽ thảo luận về trồng rừng bằng cây con có bầu, 2 nhóm sẽ thảo luận về cây con có rễ trần. GV theo dõi, hướng dẫn HS xác định các bước trong quy trình trồng rừng, mô tả các thao tác kĩ thuật của từng bước. Nhận xét ưu khuyết điểm của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con có rễ trần. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV gọi các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nghe kết quả báo cáo và nhận xét bổ sung ý kiến. Sau khi HS trình bày kết quả về quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu và có rễ trần. GV lần lượt đặt các câu hỏi: Câu 1. Hãy so sánh sự giống và khác giữa trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con có rễ trần? (Giống nhau: tạo lỗ trong đất, đặt cây vào hố đất, lấp đất, nén chặt, vun kín gốc đất; Khác nhau: đối với cây có bầu phải rạch bầu trước khi trồng) Câu 2. Trồng rừng bằng cây con có bầu có những yêu điểm gì? (Cây có đủ bộ phận, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc. Tỉ lệ sống sót cao) Câu 3. Vì sao trồng rừng bằng cây con có bầu cần phải rạch túi bầu và tránh làm hỏng bầu đất? (Vì cách trồng này, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp, cây có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.) Câu 4. Kể tên một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu.( Một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu: Cây cọ, cây đước, cây sú vẹt...) Câu 5. Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với những loại cây trồng nào? Vì sao? (- Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với những loại cây trồng phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ (bạch đàn, trám, đước..), nơi đất ẩm và tốt. Vì khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương, cây trồng chậm phát triển. Câu 6. Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con có bầu hay cây con rễ trần? Vì sao?( Do ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ trần để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.) Bước 4. Kết quả, nhận định: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên, khen thưởng nhóm có kết quả tốt nhất . Từ đó GV tóm lược quy trình chung trồng rừng bằng cây con và yêu cầu học sinh ghi lại quy trình trồng rừng bằng cây con. 1. Trồng rừng bằng cây con có bầu: Bước 1. Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất Bước 2. Rạch bỏ vỏ bầu Bước 3. Đặt bầu vào lỗ trong hố Bước 4. Lấp và nén đất lần 1 Bước 5. Lấp và nén đất lần 2 Bước 6. Vun gốc. 2. Trồng rừng bằng cây con có rễ trần: Bước 1. Tạo lỗ trong hố đất Bước 2. Đặt cây vào lỗ trong hố Bước 3. Lấp đất kín gốc cây Bước 4. Nén đất Bước 5. Vun gốc. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu: củng cố kiến thức của HS về kĩ thuật trồng cây rừng. b. Nội dung: Hs được yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được chiếu trên màn hình c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu hs suy nghĩ trả lời Câu 1. Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là: A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc. B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc. C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc. D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc. Câu 2: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là A. Mùa xuân. B. Mùa thu. C. Mùa Hạ. D. Cả A và B đều đúng. Câu 3. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì? A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất. B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất. C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất. D. Cả A, C đều đúng. Câu 4. Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu đất lại được trồng phổ biến ở nước ta? a. Tránh sự phá hoại của các loại sâu bọ b. Không hư hại cây trồng với mọi môi trường c. Giúp cây phát triển nhanh hơn d. Tất cả ý trên Câu 5: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là: A. 30 x 30 x 30 cm B. 30 x 40 x 30 cm C. 40 x 40 x 40 cm D. 40 x 40 x 30 cm Câu 6: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS hệ thống lại kiến thức suy nghĩ trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả: + Hs trả lời Bước 4. Kết quả, nhận định - HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có). =>GV nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu: Xác định được các loại cây rừng phù hợp với địa phương nơi HS sinh sống và đề xuất thời vụ, quá trình trồng và chăm sóc các loại cây này. b. Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: “Dựa vào điều kiện khí hậu ở đề phương đề xuất 1 loại cây rừng (cây keo) để trồng ở địa phương, xác định điều kiện sinh trưởng của cây, lên dự án quy hoạch trồng loại cây này”. c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ. Dự kiến câu trả lời về 1 giống cây rừng (cây keo) phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS ghi bài tập như mục nội dung vào vở bài tập. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc độc lập ở nhà, ghi kết quả vào vở bài tập. Bước 3. Báo cáo thảo luận: GV chọn 2 học sinh báo cáo kết quả của mình vào đầu buổi học sau, HS khác cho ý kiến bổ sung. Bước 4. Kết quả, nhận định: Để trồng rừng đạt năng suất cao cần phải xác định được thười vụ trồng rừng phù hợp với từng loại cây rừng, phải thực hiện đúng theo quy trình trồng rừng. 5. Bổ sung Tích hợp giáo dục ý thức trồng cây rừng IV. NHẬN XÉT (nếu có, không bắt buộc phải có): V. CÁC PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập, nội dung khác liên quan tổ chức dạy học: Trường THCS .. – Lớp 7. PHIẾU HỌC TẬP NHÓM Nhóm trưởng:; Thư ký: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 STT Kiểu thời tiết Phù hợp với việc trồng cây Không phù hợp với việc trồng cây 1 Thời tiết nóng, khô 2 Thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều 3 Thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều 4 Thời tiết ấm, ẩm 5 Thời tiết lạnh, khô PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Khu vực Thời vụ trồng Lí do Miền Bắc Miền Nam Miền Trung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Kĩ thuật đào hố trồng cây như thế nào? Câu 2: Tại sao khi đào hố phải phát quang ở miệng hố. Câu 3: Khi lấp hố tại sao phải cho lớp đất màu đã chộn phân xuống dưới. 2. Nội dung kiến thức bổ trợ: 3. Quy trình thực hiện của phương pháp và kỹ thuật dạy học: 4. Yêu cầu cần chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo (nếu cần): Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 6: Chăm sóc cây rùng sau khi trồng. 5. Các nội dung khác nếu có:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_7_canh_dieu_bai_5_trong_cay_rung.docx