Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực
Ngày soạn: // Ngày dạy: // BÀI 11: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học xong bài này, em sẽ: - Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh - Thực hiện được một số cách để kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi 3. Phẩm chất: Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Câu chuyện, bài hát, trò chơi có nội dung gắn với bài học “Kiềm chế cảm xúc tiêu cực”. - Bộ tranh về nhận thức, quản lí bản thân theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu.(nếu có) 2. Đối với học sinh: - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”. - GV mời 3 bạn lên bảng thể hiện các loại cảm xúc khác nhau. Cả lớp ngồi dưới đoán bạn đang thể hiện cảm xúc gì. - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt: Ở bài trước chúng ta đã được học cách để thể hiện các cảm xúc tích cực để luôn được vui vẻ, tràn ngập niềm vui đúng không nào? Vậy với cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ phải làm như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay, bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi Mục tiêu: Qua bài thơ, HS biết được bạn Bin rất hay cáu giận và buồn, khóc. Nhưng nghe lời mẹ chỉ bảo bạn ấy đã vui vẻ với các bạn hơn trước. Cách tiến hành: - GV đọc một lượt bài thơ - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc 2 khổ thơ đầu, 1 HS khác đứng dậy đọc 2 khổ thơ sau. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao các bạn xa lánh Bin? + Mẹ đã khuyên Bin điều gì? + Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã mang lại cho Bin điều gì? - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. - GV cùng các bạn nhận xét câu trả lời, đưa ra kết luận. Hoạt động 2: Chia sẻ về tác hại của cảm xúc tiêu cực Mục tiêu: HS biết được những tác hại mà cảm xúc tiêu cực mang lại. Cách tiến hành: - GV trình bày: Việc chúng ta có những cảm xúc tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến: sức khỏe, học tập, tình bạn - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, cùng chia sẻ thêm một số tác hại khác của cảm xúc tiêu cực mà em biết ngoài những điều GV đã nhắc ở trên. - GV mời đại diện một số cặpđứng dậy trình bày kết quả. - GV khen ngợi những câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận về cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực Mục tiêu: HS nêu được và thực hiện được cách kiềm chế khi có cảm xúc tiêu cực. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đã làm gì để kiềm chế cảm xúc tiêu cực? Em hãy kể thêm một số cách khác mà em biết? - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT1 - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đóng vai và xử lí tình huống: + Nhóm 1: đóng vai , xử lí tình huống 1 + Nhóm 2: đóng vai , xử lí tình huống 2 + Nhóm 3: đóng vai , xử lí tình huống 3 - GV mời các nhóm lên bảng đóng vai và xử lí tình huống - GV cùng các bạn ở dưới quan sát, đánh giá, nhận xét và tuyên dương nhóm hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Nhiệm vụ 2: Liên hệ - GV khuyến khích HS chia sẻ một tình huống mà em đã có cảm xúc tiêu cực và cho biết khi đó em đã xử lí như thế nào. - GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý. D. VẬN DỤNG Mục tiêu:Giúp HS thư giãn cơ thể, vận dụng kiến thức đã học để kìm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS thư giãn cơ thể, thả lỏng cơ thể để cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng, dễ chịu. - GV kết luận, tổng kết bài học: Trong cuộc sống, sẽ có những lúc khiến ta có cảm xúc tiêu cực, tuy nhiên chúng ta đừng để những cơn giận dữ, những muộn phiền ảnh hưởng đến chúng ta. Thay vào đó, chúng ta hãy hát ca, vui vẻ để niềm vui được tỏa khắp. - HS hào hứng xung phong lên bảng tham gia trò chơi. - Cả lớp ngồi đoán cảm xúc của bạn - HS nghe GV giới thiệu bài học mới. - Cả lớp lắng nghe GV đọc - HS đứng dậy đọc + Các bạn xa lánh Bin vì Bin hay nổi nóng, cáu giận + Mẹ khuyên Bin nên hít sâu, đếm chậm 1, 2, 3, mỗi khi giận dữ + Làm như vậy Bin vui vẻ hơn, được bạn bè yêu quý. - HS trình bày - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe GV trình bày - HS hoạt động cặp đôi với bạn bên cạnh - HS trình bày kết quả thảo luận - HS lắng nghe nhận xét, khen ngợi. - HS quan sát tranh, hoạt động nhóm, tìm ra câu trả lời. - HS trình bày: + Tranh 1: nghe nhạc + Tranh 2: Viết ra giấy + Tranh 3: chơi thể thao + Tranh 4: tâm sự với bạn - HS lắng nghe, nhận xét, kết luận. - HS hoạt động nhóm thảo luận phân vai và xử lí tình huống. - Các nhóm lên bảng xử lí tình huống. - HS lắng nghe bạn và GV nhận xét. - HS chia sẻ - HS lắng nghe nhận xét và góp ý - HS lắng nghe về nhà thực hành - HS lắng nghe GV chốt lại kiến thức bài học.
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_2_canh_dieu_bai_11_kiem_che_cam_xuc_tieu.docx