Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 5: Khi em bị bắt nạt

docx 7 trang phuong 05/12/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 5: Khi em bị bắt nạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 5: Khi em bị bắt nạt

Giáo án Đạo Đức Lớp 2 (Cánh Diều) - Bài 5: Khi em bị bắt nạt
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 5: KHI EM BỊ BẮT NẠT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số tình huống bị bắt nạt
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, mạnh mẽ, can đảm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới bằng cách đoán đường thỏ chạy trong bức ảnh.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Bạn thỏ nên chọn con đường nào? Vì sao?
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy dự đoán kết quả
- GV dẫn dắt HS vào bài mới, bài 5: Khi em bị bắt nạt.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Thông qua câu chuyện, HS hiểu ra nội dung câu chuyện rằng: bạn Heo bị các bạn bắt nạt, nhưng cuối cùng các bạn đã nhận ra lỗi sai, xin lỗi Heo và mọi người cùng chơi vui vẻ với nhau.
Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện cho cả lớp nghe một lượt
- GV gọi 1 HS khác lên bảng chỉ vào từng tranh và kể tóm tắt câu chuyện.
- GV cho HS hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?
+ Khi đó, Heo con cảm thấy như thế nào?
+ Heo con đã làm gì?
- GV cùng các bạn lắng nghe một số cặp trình bày, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hành vi bắt nạt người khác
Mục tiêu: Thông qua tranh ảnh, HS biết được những hành vi bắt nạt người khác mà em có thể gặp phải trong cuộc sống.
- GV treo hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Em có đồng tình với việc làm đó hay không? Vì sao?
+ Theo em, cần làm gì khi bị người khác bắt nạt?
- GV gọi đại diện một số cặp đứng dậy trả lời câu hỏi.
- GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Chia sẻ vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt
Mục tiêu: HS hiểu được sự nguy hiểm nếu không biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị người khác bắt nạt.
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Khi em bị bắt nạt, nếu em không tìm kiếm sự hỗ trợ thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV lắng nghe HS chia sẻ, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 4: Thảo luận những việc nên làm khi bị bắt nạt
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động trong tranh, HS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị người khác bắt nạt.
Cách tiến hành:
- GV treo hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS trả lời: Khi bị bắt nạt, bạn nhỏ đã có những cách xử lí như thế nào?
- GV lắng nghe HS chia sẻ những việc làm cụ thể trong từng bức tranh.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận: Khi bị người khác bắt nạt, chúng ta nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh bằng nhiều cách như: hô lớn, chia sẻ với bạn bè, báo với thầy cô giáo, bố mẹ hoặc các chú công an, bảo vệ
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức , bày tỏ được ý kiến, biết xử lí tình huống và liên hệ cụ thể vào bản thân để rút ra bài học.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV đọc hết một lần tất cả các việc làm trong sgk.
- GV nêu lần lượt từng ý, gọi 1 HS đứng dậy trình bày ý kiến của mình đồng tình hay không đồng tình? Giải thích vì sao?
- GV thực hiện tương tự từ ý A đến hết ý E.
- GV chốt lại câu trả lời của HS: Chúng ta đồng tình với ý B, C, D, E và không đồng tình với ý A. 
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu:
+ Nhóm 1 + 3: đóng vai, xử lí tình huống 1
+ Nhóm 2 + 5: đóng vai, xử lí tình huống 2
+ Nhóm 3 + 6: đóng vai, xử lí tình huống 3
- GV quan sát, hướng dẫn HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần sự giúp đỡ.
- GV mời các nhóm lên bảng trình bày tình huống và cách xử lý, các nhóm khác cùng chú ý lắng nghe, cổ vũ, động viên các bạn.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu quyết nhóm xử lí tình huống hay nhất và tuyên dương, khen ngợi.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV khuyến khích HS kể lại một tình huống bị bắt nạt mà em biết. Khi đó người bị bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào?
- GV lắng nghe, khen ngợi các bạn đã có tinh thần chia sẻ.
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm để không bị người khác bắt nạt.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cho HS lập bảng hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt theo mẫu:
- GV kết luận trước khi kết thúc bài học.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- Cả lớp nghe GV kể chuyện
- HS xung phong lên bảng kể tóm tắt câu chuyện.
- HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Heo con bị các bạn trêu chọc
+ Heo con cảm thấy sợ hãi, không tập trung học bài.
+ Heo con đã báo với cô giáo nhờ cô giúp đỡ.
- HS quan sát tranh, thảo luận cặp đôi, tìm ra câu trả lời
+ Tranh 1: xô bạn ngã
+ Tranh 2: Không cho bạn chơi cùng
+ Tranh 3: Túm áo bạn, bắt nạt bạn
+ Tranh 4: Chê cười, mỉa mai bạn
Em không đồng tình
- HS đứng dậy trả lời kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe GV nhận xét, tiếp thu lời nhận xét.
- HS suy nghĩ và chia sẻ cho GV và các bạn cùng nghe.
- HS lắng nghe nhận xét của GV.
- HS quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS trình bày đáp án.
- HS lắng nghe lời nhận xét và kết luận của GV.
- HS lắng nghe
- HS biết xung phong giơ tay nêu lên ý kiến của mình với việc làm đó.
- HS nghe GV chốt đáp án.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận tìm ra cách xử lí cho tình huống được giao.
- Các nhóm lần lượt lên trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- Cả lớp biểu quyết chọn nhóm xử lí tình huống mình cho là hay nhất.
- HS mạnh dạn đứng dậy chia sẻ câu chuyện
- HS nghe lời khen ngợi của GV
- HS lập bảng theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_canh_dieu_bai_5_khi_em_bi_bat_nat.docx