Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập cuối học kì I
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập cuối học kì I
TUẦN 17 ĐẠO ĐỨC Bài : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa. - Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tia chớp” *Cách chơi: Cả lớp cùng xem lại tên các bài đã học trong SGK trong 1 phút. Gv chỉ và gọi tên một bạn bất kì nói tên một bài Đạo đức đã học. Nếu HS này nói đúng sẽ được chỉ tên một bạn khác và nói tên bài đạo đức khác với bài bạn đã nêu. - GV cho HS nêu tên các bài đã học. - GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. HS tham gia chơi Hs nêu HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện và sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa. - HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Cách tiến hành: HĐ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng” Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo các câu hỏi ở phần phụ lục. - Gv chiếu câu hỏi và các câu trả lời, HS ghi câu trả lời vào nháp và giơ tay dành quyền trả lời khi có hiệu lệnh - Sau mỗi câu trả lời đúng HS được trả lời các câu hỏi tiếp theo. HS nào sai sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. HS trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên rung chuông vàng. + Câu 1: Nêu những biểu hiện của việc em yêu Tổ quốc Việt Nam? + Câu 2: Nêu những biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? + Câu 3: Nêu những biểu hiện và hiệu quả của việc ham học hỏi? Câu 4: Những biểu hiện nào thể hiện việc Giữ lời hứa? Câu 5: Nếu không ham học hỏi, không biết giữ lời hứa điều gì sẽ xảy ra? Câu 6: Theo em, ham học hỏi, biết giữ lời hứa sẽ mang lại điều gì? Câu 8: Hãy kể về một việc mà em đã biết giữ lời hứa - Nhận xét, tuyên dương - Gv chốt kiến thức GV chốt. - HS tham gia trò chơi Trả lời: Những biểu hiện thể hiện việc yêu Tổ quốc: nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca, yêu quý bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống, văn hóa của đất nước HS nt nêu, nx Trả lời: Ham học hỏi sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến + HS nt nêu, nx Trả lời: Nếu không ham học hỏi, không biết giữ lời hứa, em sẽ: + Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh. + Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân. Trả lời:Theo em, ham học hỏi, biết giữ lời hứa sẽ giúp em: + Tiến bộ trong học tập, trong công việc + Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể. + Được mọi người tin yêu, quý mến. + Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh. HS kể HĐ 2: Trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp đúng” Câu 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào về những việc làm thể hiện việc yêu Tổ quốc? Vì sao? A. Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. B. Yêu thiên mhiên, con người nơi mình sinh sống. C. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh. D. Tất cả các đáp án trên Câu 2: Các bạn đã làm gì để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng? A. Chào hỏi, hỏi tham sức khỏe, biết giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn. B. Trêu chó nhà hàng xóm. C. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. D. Vứt rác sang nhà hàng xóm. Câu 3: Em ham học hỏi mang lại những lợi ích gì? Không thông minh. Biết được nhiều điều mới mẻ, đem lại niềm vui, rèn luyện tính siêng năng kiên trì.. Đem lại sự buồn tẻ. Ỷ lại vào người khác. Câu 4: Vì sao phải giữ lời hứa? A. Trở thành người giàu có. Để trở thành người thông minh. C. Được mọi người quý mến và tôn trọng. D. Để học giỏi hơn. GV chốt - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe Trả lời: Đáp án D Trả lời: Đáp án A Trả lời: Đáp án B 3. Vận dụng. - Mục tiêu: HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa. Cách tiến hành: Trò chơi “Phóng viên” - GV cho HS chơi trò chơi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa. - GV nhận xét hoạt động của HS - Nêu tên các bài đạo đức đã học? - GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm theo các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa. - GV nhận xét, đánh giá tiết học - HS tham gia trò chơi Các câu hỏi VD: + Bạn cần làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc của mình? + Bạn đã làm gì để thể hiện việc quan tâm hàng xóm láng giềng + Bạn đã làm gì để thể hiện sự ham học hỏi của mình? + Khi chưa giữ lời hứa với người khác, em sẽ xử lý như thế nào?..... - HS lắng nghe - Bài 1: Khám phá đất nước Việt Nam, bài 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam, bài 3: Em quan tâm hàng xóm láng giềng, bài 4: Em ham học hỏi, bài 5: Em giữ lời hứa. - HS lắng nghe 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_canh_dieu_on_tap_cuoi_hoc_ki_i.docx