Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập cuối học kì II
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập cuối học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập cuối học kì II
TUẦN 35 ĐẠO ĐỨC Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: Biết xử lí bất hoà với bạn. Nêu được một số quy tắc giao thông thường gặp và tuân thủ quy tắc an toàn giao thông theo lứa tuổi. Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc giao thông và không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc giao thông - Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được một số quy tắc giao thông thường gặp và tuân thủ quy tắc an toàn giao thông theo lứa tuổi. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tia chớp” *Cách chơi: Cả lớp cùng xem lại tên các bài đã học trong SGK trong 1 phút. Gv chỉ và gọi tên một bạn bất kì nói tên một bài Đạo đức đã học. Nếu HS này nói đúng sẽ được chỉ tên một bạn khác và nói tên bài đạo đức khác với bài bạn đã nêu. - GV cho HS nêu tên các bài đã học. - GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. HS tham gia chơi Hs nêu HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện và sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Cách tiến hành: HĐ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng” Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo các câu hỏi ở phần phụ lục. - Gv chiếu câu hỏi và các câu trả lời, HS ghi câu trả lời vào nháp và giơ tay dành quyền trả lời khi có hiệu lệnh - Sau mỗi câu trả lời đúng HS được trả lời các câu hỏi tiếp theo. HS nào sai sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. HS trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên rung chuông vàng. + Câu 1: Khi bất hoà mà không xử lí sẽ dẫn đến tình trạng nào? + Câu 2: Nêu lợi ích của việc xử lí được bất hoà giữa bạn bè? + Câu 3: Để xử lí bất hoà với bạn, em làm cách nào? Câu 4: Kể tên một số quy tắc an toàn giao thông cơ bản? Câu 5: Hãy nêu ý nghĩ của việc phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông? Câu 6: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi trong bức tranh nào dưới đây? Vì sao? Tranh 1: Tranh 2: Tranh 3: Tranh 4: Câu 7: Hãy kể về việc em đã tuân thủ quy tắc an toàn giao thông trên đường đi học hằng ngày. - Nhận xét, tuyên dương - Gv chốt kiến thức GV chốt: Hãy đoàn kết, yêu thương, hoà đồng với bạn bè. Hãy tuân thủ quy tắc an toàn giao thông để mang lại hạnh phúc cho mình và mọi người. - HS tham gia trò chơi - Trả lời: Khi bất hoà mà không xử lí sẽ dẫn đến tình trạng giận nhau, cãi nhau và không chơi với nhau, ... - Trả lời: Lợi ích của việc xử lí được bất hoà giữa bạn bè là giữ được tình bạn, đoàn kết và hiểu nhau hơn,... - Trả lời: Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân gây ra bất hoà để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau. Hoặc tìm đến thầy cô, cha mẹ hoặc người lớn tuổi để xử lí giúp. - Trả lời: + Qua đường ở nơi có vạch kẻ đường + Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô. + Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. + Dừng lại khi có đèn đỏ. + Mặc áo phao khi đi trên thuyền, đi đò, đi phà, ... qua sông. + Đi bộ trên vỉa hè/ phần đường dành cho người đi bộ. - Trả lời: Thể hiện tôn trọng pháp luật, quý trọng sức khoẻ, tính mạng của chính bản thân mình và người khác. Đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng. - Trả lời: + Tranh 1: Không đồng tình với hành vi đi xe đạp hàng 4. + Tranh 2: Không đồng tình với hành vi đi sang đường không quan sát đường và khi đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chưa chuyển sang màu xanh. + Tranh 3: Không đồng tình với hành vi ngồi trên thuyền không mặc áo phao và với người xuống nước. + Đồng tình với hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. HS kể: VD: Em đi xe đạp/ đi bộ sát lề đường bên phải, em đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, ... HĐ 2: Trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp đúng” - GV HD HS cách chơi: Em đồng tình bằng cách giơ tay. Câu 1: Em đồng tình với nội dung nào về xử lí bất hoà? Vì sao? A. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc nói chuyện. B. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân gây ra bất hoà để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau. C. Tranh luận cuối cùng cho ra lẽ xem ai đúng, ai sai. D. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách Câu 2: Các bạn đã làm gì để xử lý bất hòa? A. Biết kìm chế tức giận, giữ bình tĩnh nói chuyện và bày tỏ ý kiến của mình. Kết tình bạn chơi với nhau. B. Kết tình bạn chơi với nhau. C. Đi bạn bè, nhờ anh chị đến giúp. D. Về bảo bố mẹ. Câu 3: Em đồng tình với hành vi nào về quy tắc an toàn giao thông ? Vì sao? Đi xe đạp bỏ hai tay ra khỏi ghi đông. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Trèo qua tường rào ngăn cách trên đường Không mặc áo phao khi ngồi trên thuyền - GV chốt: Bạn bè cần phải hòa hợp với nhau, các em cũng cần phân biệt việc tốt việc xấu, không nên làm những việc xấu dể bất hòa với bạn bè. Khi tham gia giao thông các em cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông nhất là trên đường đi học hàng ngày. - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe Trả lời: Đáp án B Trả lời: Đáp án A Trả lời: Đáp án B 3. Vận dụng. - Mục tiêu: HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Cách xử lí bất hòa với bạn và việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông. Cách tiến hành: Trò chơi “Phóng viên” - GV cho HS chơi trò chơi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: Cách xử lí bất hòa với bạn và việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông. - GV nhận xét hoạt động của HS - Nêu tên các bài đạo đức đã học? - GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm theo các chuẩn mực: Nhận biết những bất hòa với bạn và việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông. - GV nhận xét, đánh giá tiết học - HS tham gia trò chơi Các câu hỏi VD: + Bạn đã làm gì để không sảy ra bất hòa với các bạn khác ? + Khi bất hòa với các bạn khác, bạn sẽ xử lý như thế nào như thế nào?... + Bạn đã thực hiện quy tắc an toàn giao thông trên đường đi học như thế nào? - HS lắng nghe - Bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn; Bài 11: Em nhận biết quy tắc ATGT Bài 12: Em tuân thủ quy tắc ATGT - HS lắng nghe 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_canh_dieu_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii.docx