Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập giữa học kì I
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập giữa học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Cánh Diều) - Ôn tập giữa học kì I
TUẦN 10 ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Củng cố lại những kiến thức đã học về các nội dung: Khám phá đất nước Việt Nam, Em yêu Tổ Quốc Việt Nam, Quan tâm hàng xóm láng giềng. - Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện tốt những nhiệm vụ trong viết học. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Củng cố kiến thức về bài hát Quốc Ca, biết tự hào về đất nước khi làm lễ chào cờ - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS cả lớp hát bài hát: “Tiến Quân ca” + Quốc ca Việt Nam có tên gốc là gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác? + Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam. - GV dẫn dắt vào bài. - GV cho HS nêu tên các bài đã học. - GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. - Hs tham gia hát bài hát. + Quốc ca Việt Nam có tên gốc là bài hát Tiến quân ca. Do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. + Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam: Cảm thấy tự hào về đất nước, con người Việt Nam khi nghe Quốc ca. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + HS được củng cố nhận thức về tình yêu thiên nhiên đất nước côn người Việt Nam + Biết tôn trọng, quý mến và quan tâm xóm giềng - Cách tiến hành: HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh hơn” Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”. - Gv nêu yêu cầu: nêu các câu thơ, các bài hát nói về các danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam. - Mời hai đội tham gia chơi. Mỗi đội có 4 người tham gia chơi. Lần lượt từng thành viên của các đội tham gia chơi đọc các câu thơ, bài hát nói về các danh lam thắng cảnh hoặc con người Việt Nam. Đội nào đọc được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương - GVKL: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - HS tham gia trò chơi + HS 1: Đồng đăng có phố kỳ lừa - Có nàng Tô thị có chùa Tam Thanh - Ai lên xứ lạng cùng anh – Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. + HS 2: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. +. HĐ 2: Em tán thành hoặc không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - Gọi HS đọc yêu cầu 1/SHS - GV nêu câu hỏi và HS nêu việc tán thành hoặc không tán thành để thể hiện tình yêu Tổ Quốc và vì sao. a. Chỉ cần yêu gia đình mình là đủ. b. Tìm hiểu lịch sử của đất nước. c. Biết ơn những người có công với quê hương đất nước. d. Học tập tốt. e. Bảo vệ thiên nhiên. g. Tự hào được là người Việt Nam. - HS chia sẻ với từng nội dung. - GV nhận xét, kết luận => Chúng ta là con người Việt Nam, đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, vì vậy chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào biết ơn họ. Bên cạnh đó cũng cần học tập tốt hơn để sau này xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe 2- 3 HS chia sẻ. + Ý a: Không tán thành Vì chỉ yêu mỗi gia đình mình thôi thì chưa đủ. Phải . + Ý b: tán thành vì tìm hiểu lịch sử đất nước, yêu quý và tự hào về đất nước. + Ý c: tán thành vì chúng ta có được đất nước tươi đẹp, phát triển mạnh mẽ như này là do công lao to lớn của thế hệ đi trước. + Ý d: tán thành vì cần học tập tốt để sửa này xây dựng quê hương, đất nước. + Ý e: tán thành Vì bảo vệ thiên nhiên là góp phần bảo vệ vẻ đẹp của quê hương, đất nước + Ý g: tán thành vì chúng ta tự hào là người Việt Nam. HĐ 3: Xử lý tình huống - GV chiếu yêu cầu đầu bài. - Gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống của bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm. a, Tình huống1: Bác Hoa hàng xóm nhờ em trông giúp em bé, trong khi các bạn đến rủ em đi chơi. b, Tình huống 2: Nhà cô Liên bên cạnh nhà em có chuyện buồn em sẽ có hành động ra sao? c, Tình huống 3: Trên đường đi học về em gặp một bà cụ muốn hỏi đường đến nhà bác hàng xóm cạnh nhà em. Thì em sẽ hành động như thế nào? d, Tình huống 4: Hồng và Mai không muốn chơi với bạn Chi cùng xóm khiến cho bạn rất buồn, em sẽ hành động như thế nào? - GV yêu cầu các nhóm lên đóng vai theo tình huống. - GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi các nhóm có cách xử lý và đóng vai hay. Kết luận: Chúng ta lên thể hiện tình sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng nhiều hành động như: hỏi thăm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ,Đừng thể hiện những hành động thờ ơ, khó chịu với hàng xóm láng giềng - GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - HS lắng nghe HS trả lời theo ý hiểu của mình. + TH 1: Bác hàng xóm nhờ em trông giúp em bé là vì bác đnag rất cần sự giúp đỡ của em, lên em đã nhận lời giúp bác.. + TH 2: Em cùng gia đình sang an ủi, chia sẻ với gia đình cô. + TH 3: Em sẽ chỉ đường cho bà cụ, hoặc sẽ dẫn bà cụ đến nơi bà cụ muốn hỏi. + TH 4: Em khuyên các bạn nên rủ hai chị em nhà hàng xóm chơi cùng vì đã là hàng xóm thì cần đoàn kết, quan tâm, chia sẻ cùng nhau. - Đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc, sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc, sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Cách tiến hành: - GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình. + Chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu tình yêu Tổ quốc, sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét tiết học - HS lắng nghe. + HS trả lời theo ý hiểu của mình. - HS nhận xét câu trả lời của bạn - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_canh_dieu_on_tap_giua_hoc_ki_i.docx