Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 1: An toàn giao thông khi đi bộ (Tiết 1)

docx 6 trang phuong 05/12/2023 1710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 1: An toàn giao thông khi đi bộ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 1: An toàn giao thông khi đi bộ (Tiết 1)

Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 1: An toàn giao thông khi đi bộ (Tiết 1)
BÀI 1: AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI BỘ (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
a) Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.
b) Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: 
+ Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
+ Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sáng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, VBT, bài hát Đi đường em nhớ, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ,
- HS:  SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho cả lớp nghe bài hát Đi đường em nhớ (Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến).
- GV hỏi: 
+ Trong bài hát, cô giáo dạy các bạn những điều gì về an toàn giao thông khi đi bộ?
+ Em đã thực hiện những quy tắc an toàn giao thông nào khi đi bộ?
⭢ Khi đi bộ trên đường, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. Để thực hiện đúng quy tắc giao thông khi đi bộ, chúng ta cần biết các quy tắc và rèn
luyện các quy tắc này thường xuyên.
- GV giới thiệu bài: An toàn giao thông khi đi bộ (tiết 1)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Gọi tên và nêu ý nghĩa các biển báo giao thông
- Cho HS quan sát hình trang 6.
- Cho HS làm bài 1 trang 5 VBT: Nối hình biển báo ở cột A phù hợp với ý nghĩa của biển báo ở cột B
- Cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh – Ai đúng. 
Chọn 2 đội, mỗi đội 4 HS. Đội nào nối đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
Trả lời:
+ Biển báo ① – Biển báo đường dành cho người đi bộ.
+ Biển báo ② – Biển báo đường người đi bộ sang ngang.
+ Biển báo ③ – Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ.
+ Biển báo ④ –  Biển báo cấm người đi bộ.
- GV nhận xét
- Cho HS đọc lại ý nghĩa các biển báo giao thông
- Cho HS nêu hình dạng, màu sắc của mỗi biển báo trên.
* Chốt lại:
Em cần tuân thủ quy định biển báo giao thông khi đi bộ:
- Đi đúng vào đường có biển báo đường dành cho người đi bộ.
- Đi đúng vào đường có biển báo đường người đi bộ sang ngang.
- Khi đi qua đường, nếu có biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ, em nên thực hiện đúng bằng việc đi qua đườngn bằng cầu vượt.
- Không đi vào đường có biển báo cấm
người đi bộ.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và nêu các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ
- Cho HS quan sát tranh trang 7, nêu quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ được thể hiện trong tranh.
- Thảo luận chuyên sâu, mỗi nhóm 6 HS thảo luận 1 tranh
- Thảo luận nhóm mảnh ghép, 6 HS được lập từ các nhóm chuyên sâu
- Trình bày
- GV nhận xét
* Chốt lại:
Em cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ như sau:
- Đi bộ trên vạch sơn trắng qua đường.
- Đi bộ sát trên lề đường, vỉa hè.
- Đi bộ trên cầu vượt nếu có cầu vượt gần đó.
- Nhớ nhắc những em nhỏ khi qua đường cần có người lớn dắt qua hoặc nếu em sợ băng qua đường thì nên nhờ người lớn dắt em qua.
- Nếu đường không có vỉa hè, em phải đi sát mép đường bên phải.
- Khi đi bộ, phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn
của cảnh sát giao thông.
Hoạt động 3: Kể thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ
- Cho HS thảo luận nhóm đôi (2 phút), nêu thêm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Trình bày
- GV nhận xét
- GV mở rộng thêm một số quy tắc an toàn giao thông khác khi đi bộ như:
+ Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
+ Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiên giao thông đang chạy; khi mang vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
+ Người đi bộ không được đi ngược chiều, chen lấn khi sang đường, đi vào đường cấm người đi bộ,
Hoạt động 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Cho HS quan sát hình trang 8 SGK, trả lời câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống trên?
- GV nhận xét
- Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ?
+ Cho HS tô màu màu các hình ở bài 3 trang 6 BT trước các ý kiến mà em tán thành.
+ Cho HS nêu lại các lí do cần phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
* Chốt lại:
Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ là trách nhiệm của người lớn, trẻ em; đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người xung quanh; thể hiện nếp sống văn minh, thái độ lịch sự và tôn trọng mọi người; giúp xã hội ổn định trật tự, giảm tai nạn giao thông; góp phần phát triển đất nước văn minh.
3. Hoạt động tiếp nối:
Nhắc nhở HS cần thực hiện đúng các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Cả lớp lắng nghe
- Vài HS trả lời
HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình trang 6
- HS làm bài cá nhân vào VBT trang 5
- 2 đội tham gia trò chơi theo hướng dẫn
- HS khác theo dõi, nhận xét 2 đội tham gia
- 1 HS đọc lại ý nghĩa các biển báo giao thông
- 4 HS nêu hình dạng, màu sắc của mỗi biển báo
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh trang 7
- HS thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm mảnh ghép
- Đại diện vài nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện vài nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình tranng 8 SGK, trả lời câu hỏi
+ HS làm bài 3 trang 6 VBT
+ 1 HS nêu lại
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_chan_troi_sang_tao_bai_1_an_toan_giao.docx