Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Việt Nam tươi đẹp (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Việt Nam tươi đẹp (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Việt Nam tươi đẹp (Tiết 2)
BÀI 12: VIỆT NAM TƯƠI ĐẸP (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam, yêu quý bảo vệ thiên nhiên. 2. Năng lực: * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện và học hỏi thêm những việc làm bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của đất nước một cách tự giác, chủ động. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và thảo luận với các bạn về việc làm bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của đất nước và chia sẻ với mọi người về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. * Năng lực riêng: - Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác từ đó biết điều chỉnh hành vi đúng chuẩn mực. - Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được các công việc của bản thân trong việc bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam theo kế hoạch đề ra. - Năng lực tìm hiểu tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội: Bước đầu biết quan sát tìm hiểu về quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày. Tham gia các hoạt động phù hợp với bản thân để bảo vệ, giữ gìn đất nước, con người Việt Nam. 3. Phẩm chất: yêu nước: Có ý thức trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: SGV đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, bài giảng điện tử. - HS: SGK, VBT đạo đức 3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Luyện tập 1.1. Hoạt động 4: nhận xét về lời nói và việc làm của các bạn trong tranh Mục tiêu: Giúp HS nhận xét được việc làm đúng, việc làm sai trong bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên của Việt Nam. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh 1,2 SGK/ 56 thảo luận nhóm và cho biết : + Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì? + Nếu là Na và Tin em sẽ làm gì? + Để bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp đất nước em sẽ làm gì? - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. 1.2. Hoạt động 5: Sắm vai hướng dẫn viên du lịch Mục tiêu:Giới thiệu được những nét nổi bật về vẻ đẹp của đất nước, con người của quê hương. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm: xây dựng kịch bản đóng vai hướng dẫn viên du lịch. Đại diện vài nhóm lên thực hiện Nhận xét tuyên dương. - HS làm việc nhóm Tranh 1: các bạn đang dạo chơi trên bãi biễn, một bạn nam trong nhóm rủ các bạn cùng nhặt rác, một bạn nữ xua tay không làm theo. Tranh 2: Bạn nữ rủ các bạn vào hái hoa trong vườn khi đang dạo chơi. - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét HS thảo luận trình bày, giới thiệu cảnh đẹp của địa phương mình cho khách du lịch đến tham quan được biết. 2. Vận dụng 2.1 Hoạt động 6: rèn luyện Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm để bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của địa phương. -GV tổ chức cho HS chia sẻ một số việc làm để góp phần bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên cảnh quan ở địa phương nơi em đang sống. GV tổng kết nhận xét. 2.2 Hoạt động 7: Vẽ tranh Mục tiêu: Thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước qua việc vẽ tranh. GV nêu nhiệm vụ: vẽ một bức tranh để giớ thiệu về cành đạp đất nước, con người Ciệt Nam với bạn bè và người thân. Yêu cầu giới thiệu trước lớp về bức tranh mình vừa sáng tạo GV nhận xét đánh giá. Tổ chức cho HS đọc thuộc bài thơ. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. -HS lần lượt chia sẻ về những việc làm mà bản thân có thể làm HS lắng nghe và thực hành vẽ tranh Tự hào nước Việt Nam tôi Biển bạc, cát trắng, núi đồi đồng xanh Sông như dãi lụa uốn quanh Xóm làng như một bức tranh thanh bình Ngườidân chăm chỉ, thông minh Hiếu khách, trọng nghĩa, trọng tình trước sau. 3. Củng cố, dặn dò Củng cố lại kiến thức đã học: GV nêu một số câu hỏi củng có lại bài. GV yêu cầu HS về nhà : + Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học. + Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về cảnh đẹp đất nước. HS lắng nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_chan_troi_sang_tao_bai_12_viet_nam_tuo.docx