Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng (Tiết 1)

docx 7 trang phuong 05/12/2023 1230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng (Tiết 1)

Giáo án Đạo Đức Lớp 3 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng (Tiết 1)
BÀI 7: QUAN TÂM ĐẾN HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 1) 
SGV tr69, SHS TR34
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Với bài này, HS: 
– Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; 
– Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng; 
- Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp;
 – Đồng tình với những lời nói, việc làm quan tâm đến hàng xóm láng giềng; không đồng tình với những lời nói, việc làm không quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 
Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động và tự giác trong việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; tìm hiểu thêm những lời nói, việc làm phù hợp để quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được thông tin từ tình huống và đưa ra được cách giải quyết vấn đề trong một số tình huống thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi
- Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 
- Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác 
Đồng tình với những lời nói, việc làm quan tâm đến hàng xóm láng giềng; không đồng tình với những lời nói, việc làm không quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 
Điều chỉnh hành vi 
 Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp.
– Năng lực tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tham gia các hoạt động giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong đời sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái: Có ý thức quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), bộ tranh, phiếu rèn luyện quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3 (nếu có), thẻ mặt cười/mặt buồn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: Kể về một người hàng xóm láng giềng mà em yêu quý
Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc tích cực, kết nối với trải nghiệm của HS đề dẫn nhập vào chủ đề bài học: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về một người hàng xóm láng giềng theo gợi ý:
- Người hàng xóm láng giềng mà em yêu quý là ai?
– Người đó có đặc điểm gì khiến em yêu quý?
2. GV mời 2, 3 HS chia sẻ, sau đó GV nêu tiếp câu hỏi: Em đã quan tâm đến hàng xóm láng giềng như thế nào? và tiếp tục tổ chức cho HS xung phong chia sẻ trước lớp.
3. GV nhận xét các câu trả lời của HS, từ đó dẫn dắt vào chủ đề bài học: Hàng xóm láng giềng là những người thân hiết, gần gũi, sống chung một xóm với chúng ta. Vậy chúng ta cần làm gì và làm thế nào để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.
- HS chia sẻ trước lớp, trả lời câu hỏi:
Em rất quý mến cô Hoa hàng xóm gần nhà em. Cô khoảng bốn mươi tuổi, hiền lành và vui tính. Cô bán hàng tạp hóa nên lúc nào cũng bận rộn. Cô Hoa rất thương em, thường mua hoa quả cho em ăn. Cô bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng. Mỗi buổi chiều, cô thường cõng em nhong nhong trên lưng. Gia đình em ai cũng quý cô. Mỗi khi có món gì ngon, mẹ lại sai em đem sang mời cô. Đối với em, cô Hoa thân thiết như một người cô ruột vậy.
- HS trả lời câu hỏi:
Hỏi han, trò chuyện với mọi người khi có thời gian rảnh.
Có đồ ăn ngon, hoa quả tươi,... liền đem sang mời hàng xóm.
Dạy kèm, trông con giúp cô hàng xóm khi gia đình cô không có người.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Khám phá (Dạy bài mới)
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết bạn nào đã quan tâm đến hàng xóm láng giềng
Mục tiêu: Nhận biết được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:
+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy các bạn đã quan tâm đến hàng xóm láng giềng như thế nào?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quan tấm đến hàng xóm láng giềng?
2. GV tổ chức hoạt động toàn lớp, lần lượt đưa từng tranh, mời 1 – 2 HS mô tả tình
huống trong tranh, tổ chức cho các nhóm thi đua bày tỏ ý kiến về việc làm của bạn nhỏtrong tranh bằng hình thức đại diện nhóm giơ tay hoặc sử dụng thẻ mặt cười (đối vớibiểu hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng)/mặt buồn (đối với biểu hiện chưa biếtquan tâm đến hàng xóm láng giềng). GV mời đại diện nhóm giải thích về sự lựa chọncủa nhóm mình.
– Riêng đối với tình huống ở tranh 2 – biểu hiện chưa biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, GV có thể đặt thêm câu hỏi để khai thác sâu tình huống này:
+ Việc làm của các bạn trong tranh có ảnh hưởng thế nào đến hàng xóm láng giềng?
(Làm phiền đến giờ nghỉ ngơi của hàng xóm láng giềng.)
+ Nếu em cũng có mặt trong buổi tiệc sinh nhật này, em sẽ làm gì để không ảnh hưởng hàng xóm láng giềng? (Không nô đùa, cười nói lớn tiếng, nhắc nhở các bạn không làm ảnh hưởng đến hàng xóm,...)
3. GV nêu thêm yêu cầu cho các nhóm công não nhóm, hình thức thi đua trả lời
nhanh trong vòng 1 phút: Kể thêm các biểu hiện thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Nhóm nêu nhiều ý kiến được GV tuyên dương, khen ngợi.
4. GV khen ngợi tinh thần học tập và thi đua của HS, tổng kết lại các biểu hiện của
việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.
2.2. Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Nhận biết được một số biểu hiện thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng; biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát cả 5 bức tranh cuối trang 35 và đầu trang 36 SGK, xác định nội dung từng tranh, liên kết các tranh thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
2. GV mời 1 – 2 HS kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình, HS khác lắng nghe và nhận xét.
3. GV lần lượt đặt câu hỏi dẫn dắt giúp HS phân tích câu chuyện và tổ chức cho HS
trình bày ý kiến cá nhân:
Tin đã làm gì để quan tâm đến hàng xóm láng giếng?
Việc làm của Tin đã mang lại lợi ích gì?
Vì sao chúng ta cần quan tâm đến hàng xóm láng giềng?
4. GV tổng kết lại các thông tin HS chia sẻ 
2.3. Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quan tâm đến hàng xóm láng giềng? 
Mục tiêu: Giúp HS nêu được Vì sao chúng ta cần quan tâm đến hàng xóm láng giềng? 
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Vì sao chúng ta cần quan tâm đến hàng xóm láng giềng? 
- GV có thể linh hoạt cho thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút và yêu cầu mỗi nhóm nêu được ít nhất 2 ý kiến.
5. GV mời một số nhóm chia sẻ ý kiến và các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm.
6. GV tổng kết các ý kiến, khen ngợi HS và nhấn mạnh:
– Việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người xung quanh. 
– Việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng giúp tình làng, nghĩa xóm thêm gắn kết.
- HS làm việc nhóm
+ Tranh 1: Bạn nữ và bé Hiếu cùng sống chung trong một khu căn hộ. Trong tranh,
bạn nữ giúp bé Hiếu bấm nút điều khiển thang máy.
+ Tranh 2: Trong một buổi tiệc sinh nhật, Bin và nhóm bạn vui đùa, cười nói lớn tiếng. Ngoài khung cửa sổ có cô hàng xóm lên tiếng:“Bin ơi, ổn quá, bé nhà cô không ngủ được”
+ Tranh 3: Bác tổ trưởng dân phố đến gửi thư mời họp nhưng cả nhà chú Trí đi vắng, Cốm xin được nhận giúp.
+ Tranh 4: Bạn nữ nhắc nhở các em hàng xóm không chơi ngoài nắng.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ, nêu lên một số việc làm cụ thể biểu hiện thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng:
Sẵn sàng dạy kèm cho con bác hàng xóm khi bác có lời nhờ vả.
Không ngại chăm sóc bà cụ hàng xóm khi bà bị bệnh nhưng con cái lại đi làm xa.
Giữ yên tĩnh trong giờ nghỉ trưa và buổi tối muộn để không làm ảnh hưởng đến láng giềng xung quanh.
- HS nghe GV tổng kết hoạt động.
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS trình bày trước lớp.
Gợi ý: Tin đi ngang qua nhà bà Bảy bỗng nghe thấy tiếng ho. Nhìn qua khung cửa sổ, Tin thấy bà Bảy đang nằm trên giường, trông bà rất mệt. Tin hỏi bà: “Bà ơi, bà bị mệt ạ?. Tin chạy về nhà, thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con nghe bà Bảy họ nhiều quá, mẹ ạ.. Hai mẹ con Tin vội sang nhà bà Bảy để xem tình hình của bà. Bà nằm trên giường, mẹ Tin đặt tay lên trán bà, nét mặt lo lắng và bảo: “Bà bị sốt rồi!". Tin nói với bà: “Để cháu đi lấy nước cho bà uống nhé!
Tin đứng cạnh mẹ, hai tay cầm li nước đưa cho bà, nói: “Cháu mời bà uống nước ạ! Sáng hôm sau, bà Bảy sang nhà mẹ con Tin và nói: “Cảm ơn hai mẹ con Tin. Nhờ hai mẹ con quan tâm mà nay bà đã khoẻ rồi.
-HS lắng nghe, thực hiện.
Để quan tâm đến hàng xóm láng giềng, Tin đã hỏi han khi bà Bảy bị bệnh và lấy nước mời bà uống.
Việc làm của Tin đã giúp bà Bảy khoẻ lại và  khiến bà rất cảm động.
Chúng ta cần quan tâm đến hàng xóm láng giềng để xây dựng mối quan hệ thân thiết, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn. 
+ Việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người xung quanh. 
+ Việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng giúp tình làng, nghĩa xóm thêm gắn kết.
- Một số nhóm chia sẻ ý kiến và các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm
- HS lắng nghe.
3. Củng cố – Vận dụng 
GV yêu cầu HS về nhà :
+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học.
+ Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
-HS lắng nghe, thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_chan_troi_sang_tao_bai_7_quan_tam_den.docx