Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

docx 9 trang phuong 20/11/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Ngày soạn: . /. /. 
CHƯƠNG VIII: CÁC NGUỒN LỰC. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bài 18: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(Số tiết: .)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học này, HV sẽ:
+ Trình bày được khái niệm và phân loại các nguồn lực, phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế
+ Phân tích được sơ đồ nguồn lực
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập như khai 
thác hình ảnh, video để trả lời câu hỏi. Biết lưu giữ thông tin, chủ động ghi chép lại những 
nội dung chính của bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự giác để thảo luận với HV khác về vai trò nguồn lực, đồng thời đánh giá, nhận xét được kết quả học tập của HV khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để báo cáo kết quả học tập.
b. Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học địa lí: 
+ Trình bày được khái niệm nguồn lực; phân biệt được các loại nguồn lực.
+ Phân tích được vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
- Tìm hiểu địa lí: 
+ Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực để hiểu cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đề xuất các giải pháp khai thác nguồn lực tự nhiên tại địa phương.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.
- Nhận thức được vai trò của bản thân trong việc xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học 
- Giáo án, 1 số bản đồ, tranh ảnh minh họa 
- Phiếu học tập.
2. Học liệu
- Giấy note, A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
 Hoạt động 1: Mở đầu 
(Cặp đôi/Nhóm/5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, thống kê và khả năng liên kết kiến thức của học viên.
- Năng lực tự học: HV chủ động tự giác tham gia trò chơi
- Chăm chỉ: Ham học, tích cực học tập.
- Tạo không khí vui vẻ, hào hứng học tập.
b. Nội dung: 
- Học viên tham gia trò chơi HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV Chia lớp thành 2 đội lớn, mỗi đội cử 1 cặp đại diện lên thi đấu. Mỗi đội bốc thăm 1 chủ đề, mỗi chủ đề có 5 cụm từ. Trong thời gian 2 phút, 1 bạn sẽ dùng lời để diễn đạt cho đồng đội đoán đúng từ hoặc cụm từ đó. Đội nào đoán được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các đội lần lượt tham gia trò chơi Hệ thống câu hỏi:
– Báo cáo, thảo luận: Cả lớp quan sát, cổ vũ và đánh giá đội thắng cuộc
– Đánh giá, kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HV, sau đó dẫn dắt vào bài.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các nguồn lực phát triển kinh tế
(Cá nhân/ khai thác trực quan/ 5 phút)
a. Mục tiêu
Phát biểu được khái niệm nguồn lực, kể tên được các nguồn lực.
b. Nội dung
Học viên đọc mục 1 SGK và hoàn thành khái niệm nguồn lực 
c. Sản phẩm
NỘI DUNG
Nguồn lực
1. Khái niệm
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,...ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. 
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HV đọc nội dung mục 1 SGK trả lời câu hỏi:
Sắp xếp các từ còn thiếu vào đoạn văn sau:
Thực hiện nhiệm vụ: HV đọc và hoàn thành trong vòng 2 phút
Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định học viên trả lời câu hỏi, các học viên khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức.
 Hoạt động 2.2. Tìm hiểu phân loại các nguồn lực phát triển kinh tế
(Cá nhân/ khai thác trực quan/ 10 phút)
a. Mục tiêu
Nêu được cách phân loại được các nguồn lực.
b. Nội dung
Học viên đọc mục 2 SGK và hoàn thành sơ đồ phân loại nguồn lực 
c. Sản phẩm
NỘI DUNG
2. Các nguồn lực
a. Dựa vào nguồn gốc hình thành
b. Dựa vào phạm vi lãnh thổ:
Nguồn lực trong nước (nội lực).
Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực).
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HV đọc nội dung mục 2 SGK trả lời câu hỏi:
Sắp xếp các từ còn thiếu vào đoạn văn sau:
Thực hiện nhiệm vụ: HV đọc và hoàn thành trong vòng 2 phút
Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định học viên trả lời câu hỏi, các học viên khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức.
 Hoạt động 2.3. Tìm hiểu vai trò các nguồn lực phát triển kinh tế
(Nhóm/Chuyên gia, mảnh ghép/ khai thác trực quan/ 25 phút)
a. Mục tiêu
Phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế
b. Nội dung
Học viên hoạt động chuyên gia, mảnh ghép tìm hiểu vai trò mỗi loại nguồn đối với phát triển kinh tế và vận dụng giải thích vào từng quốc gia 
c. Sản phẩm
NỘI DUNG
3. Vai trò
Nguồn lực đóng vai trò là động lực chính đối với sự phát triển kinh tê của mỗi nước
Vị trí địa lí: Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các quốc gia.
Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế cho sự phát triển.
Nguồn lực KT-XH: Có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế sau rộng như hien nay, mỗi nước cố gắng tiếp cận tranh thủ nguồn lực bên ngoài kết hợp nguồn lực bên trong thành nguồn lực tổng thể phát triển kinh tế
d. Tổ chức thực hiện
 + VÒNG CHUYÊN GIA
- Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 2 cụm mỗi cụm 3 nhóm chuyên gia nhận nhiệm vụ như sau
Nhóm 1: Phân tích vai trò của nguồn lực vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế. Lấy ví dụ
Nhóm 2: Phân tích vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với phát triển kinh tế. Lấy ví dụ
Nhóm 3: Phân tích vai trò của nguồn lực KT-XH đối với phát triển kinh tế. Lấy ví dụ
Thực hiện nhiệm vụ: HV nghiên cứu thảo luận hoàn thành trong vòng 5 phút
+ VÒNG MẢNH GHÉP: Ở mỗi cụm, thành viên các nhóm tự đánh số cho cá nhân từ 1 đến 3, nếu dư ra lại xoay vòng về số 1. Sau khi các nhóm hoàn thành đánh số, học viên sẽ di chuyển, các cá nhân số 1 gom thành 1 cụm, số 2 gom thành 1 cụm, 🡪 hình thành 4 nhóm mới.
- Chuyển giao nhiệm vụ:GV hình thành lớp mỗi cụm 3 nhóm mảnh ghép mới nhận nhiệm vụ như sau
Nhiệm vụ 1: Các chuyên gia chia sẻ nội dung cho nhóm mới trong vòng 2 phút
Nhiệm vụ 2: Các nhóm chơi trò chơi: Truy tìm mảnh ghép 2 phút
Nhiệm vụ 3: Từ kiến thức đã học quan sát hai hình ảnh sau đây chứng minh vai trò của các nguồn lực trong phát triển kinh tế trong vòng 5 phút
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi ngẫu nhiên thành viên nhóm thực hiện ghép nối
+ Gv gọi ngẫu nhiên HV báo cáo nội dung nhiệm vụ 3
+ HV khác bổ sung nếu có
- Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học viên.
+ Gv chốt nội dung
 Hoạt động 3: Luyện tập 
 (Cá nhân/ động não/5 phút)
a. Mục tiêu
- HV củng cố lại kiến thức bài học.
- Năng lực tự học: HV chủ động tham gia hoạt động học tập
- Chăm chỉ: Ham học, tích cực học tập.
- Tạo không khí vui vẻ, hào hứng học tập.
b. Nội dung
TRò chơi“AI NHANH HƠN”
c. Sản phẩm
Câu 1: Nguồn lực là
A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự 
phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.
B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh 
tế của một lãnh thổ nhất định.
C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.
D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh 
thổ nhất định.
Câu 2: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.
A. Vai trò. B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian
Câu 3. Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài hưởng tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia được gọi là nguồn lực
A. tự nhiên. 	B. bên trong. 	C.bên ngoài. D. kinh tế-xã hội. Câu 4. Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Thứ yếu. B. Chủ đạo. C. Quyết định. 	D.Quan trọng. 
Câu 5. Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là
A. khoa học - kĩ thuật và công nghệ. 	B. nguồn vốn. 
C. thị trường tiêu thụ. 	D.con người. 
Câu 6: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là
A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Vốn. C. Vị trí địa lí. D.Thị trường.
Câu 7: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành:
A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
C.Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.
Câu 8: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố
A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.
B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.
C.Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.
D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV thông qua thể lệ trò chơi: 
+ Cơ cấu điểm: câu hỏi lớn (4điểm), câu hỏi nhỏ gợi ý (1 điểm/câu).
+ Trả lời theo vòng tròn, nhóm đến lượt không trả lời được nhường quyền trả lời cho các nhóm còn lại và có quyền đoán câu đáp án câu hỏi lớn .
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tiến hành chơi trò chơi trong vòng 5 phút.
Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên HV trả lời, HV khác bổ sung nếu có. 
Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả, tuyên dương các HV làm việc tích cực.
 Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)
a. Mục tiêu
- Năng lực tự học: HV chủ động tự giác học tập ngoài giờ học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đề xuất các giải pháp khai thác nguồn lực tự
nhiên tại địa phương
b. Nội dung:HV nhận nhiệm vụ
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Phân tích một nguồn lực nổi bật đối với sự phát triển KT-XH của địa phương em? Hãy tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo cá nhân về những nguồn lực đó
- Thực hiện nhiệm vụ: HV lắng nghe, ghi lại và hoàn thành nhiệm vụ sau buổi 
học.
Báo cáo, thảo luận: HV tiến hành làm bài tập ở nhà vào vở.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_10_canh_dieu_bai_18_cac_nguon_luc_phat_trien.docx