Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 22: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Số tiết: . tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Nêu được một số vần đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới; những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực địa lí - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ - Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. 3. Về phẩm chất Tôn trọng các quy luật tự nhiên của cây trồng vật nuôi. Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cụ thể ở địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp, một số hình ảnh nông nghiệp. Hình ảnh và video liên quan. Các phiếu học tập. 2. Học liệu - Bút, Vở. Các phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 5 phút a. Mục tiêu: - Liệt kê những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam có liên quan đến ngành nông nghiệp. - Thông cảm với những khó khăn, vất vả của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp - Tạo hứng thú cho học sinh. b. Nội dung: - Tìm hiểu về nông nghiệp theo hình thức: cặp đôi/theo bàn c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ: mỗi nhóm học viên sẽ viết các câu ca dao tục ngữ liên quan tới ngành nông nghiệp ra giấy trong vòng 1 phút. Bước 2: Sau một phút Giáo viên sẽ cho học viên trong mỗi nhóm đọc các câu ca dao tục ngữ của nhóm mình, mỗi nhóm đọc một câu/ một lượt; nhóm sau không đọc cùng với nhóm trước. Nếu nhóm nào không thể đọc được nữa thì đến nhóm kế tiếp, ghi điểm cộng cho những nhóm có bổ sung. Bước 3: Đánh giá hoạt động của HV, ghi nhận những nhóm nhóm có hoạt động xuất sắc và dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) NỘI DUNG 1: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (15 PHÚT) a. Mục tiêu - Biết được quan niệm và vai trò tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Kể tên một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam, liên hệ một số hình thức tổ chức lãnh thổ địa phương b. Nội dung - Tìm hiểumột số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. c. Sản phẩm - Kết quả học sinh trao đổi thảo luận, đàm thoại gợi mở. Nội dung I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. * là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 1. Trang trại: - Khái niệm: là hình thức sản xuất gắn liền với quá trình CNH, thay thế kinh tế tiểu nông. - Đặc điểm: + Qui mô đất đai và tiền vốn khá lớn. + Cách thức tổ chức và quản lí tiến bộ. - Mục đích: Sản xuất hàng hóa 2. Vùng nông nghiệp: - KN: là hình thức cao nhất trong nông nghiệp. - Đặc điểm: các địa phương có sự đồng nhất về ĐKTN, kinh tế - xã hội. - Mục đích: phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi và hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HV đọc nội dung SGK kết hợp với vốn hiểu biết - Hãy kể 1 số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và ở nước ta hiện nay. - Trình bày khái niệm em, đặc điểm, mục đích của trang trại, vùng nông nghiệp. Liên hệ Việt Nam. - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HV thực hiện nhiệm vụ - Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HV trình bày - Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và mở rộng thêm về một số hình thức tổ chức NN ở nước ta hiện nay: + Trang trại, kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh. + Ở Việt Nam hình thức trang trại phát triển đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quy mô từ 2-10.000ha. + Ở VN hiện chia thành 7 vùng NN.. mỗi vùng lại có chuyên môn hóa khác nhau: NỘI DUNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI (10 PHÚT) a. Mục tiêu - Hiểu được một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại. b. Nội dung - Nêu một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại, lấy ví dụ. c. Sản phẩm - Làm việc theo cặp. Nội dung II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI. - Hình thành cánh đồng lớn để tăng quy mô sản xuất => đáp ứng nhu cầu về nông sản ngày càng tăng của con người. - Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất => nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế các tác động của điều kiện bất lợi. - Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất => tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia. d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HV nghiên cứu SGK, đọc thông tin. Thực hiện nhiệm vụ: HV đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV hỗ trợ, giúp đỡ Báo cáo, thảo luận: : GV gọi HV báo cáo kết quả học tập trước lớp theo vòng tròn ddeens khi hết vai trò. Các HV khác nhận xét, bổ sung kết quả Kết luận, nhận định: GV tổng hợp, chốt kiến thức ghi bài. NỘI DUNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI (5 PHÚT) a. Mục tiêu - Đọc thông tin SGK trình bày định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai. b. Nội dung - HV nghiên cứu SGK, hình ảnh thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập c. Sản phẩm - Hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nội dung III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI: - Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học – công nghệ. - Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ). d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn HV, hướng dẫn HV thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hình thức mảnh ghép. Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tiến hành nghiên cứu SGK, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập trên giấy A3. GV hỗ trợ, giúp đỡ Báo cáo, thảo luận: Các nhóm đổi sản phẩm đánh giá lẫn nhau. Sau đó GV chọn một nhóm được đánh giá cáo nhất lên báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm HV khác nhận xét, bổ sung kết quả. Kết luận, nhận định: GV đánh giá hoạt động của các nhóm, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm báo cáo. Sau đó GV chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài học - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo b. Nội dung - Thực hiện nhiệm vụ 1 trang 80 SGK. c. Sản phẩm - Bài làm của học viên. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ, cá nhân học viên thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ: HV kẻ nhanh bảng nội dung vào vở và hoàn thành yêu cầu, HV nào chưa hoàn thành xong về nhà tiếp tục hoàn thiện. Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 học viên trả lời sơ bộ các bước, GV hướng dẫn. Kết luận, nhận định: GV định hướng cho HV. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học b. Nội dung:HV thực hiện nhiệm vụ 2 trang 80 SGK. c. Sản phẩm:Kết quả thực hành của học viên. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Thu thập thông tin về phát triển nông nghiệp hiện đại ở địa phương em. - Thực hiện nhiệm vụ: HV thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. Báo cáo, thảo luận: HV xung phong trình bày nội dung thực hiện của cá nhân. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, tổng kết hoạt động.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_10_canh_dieu_bai_22_to_chuc_lanh_tho_nong_ngh.docx