Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa Lí 10 (Cánh Diều) - Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 24 ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Số tiết: . tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò, đặc điểm và giải thích được sự phân bố của một số ngành công nghiệp: khai thác than, dầu khí, quặng kim loại: điện lực; điện tử – tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm. - Phân tích được vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực. Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố, trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ, sản xuất điện chủ yếu trên thế giới. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực địa lí - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. - Năng lực sử dụng bản đồ - Năng lực sử dụng số liệu thống kê - Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của các nước - Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý. 3. Về phẩm chất Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng trong sự nghiệp CNH- HĐH nước ta, những thuận lợi và hạn chế của ngành này so với thế giới. Thấy được những thuận lợi và khó khăn của các ngành này ở nước ta và địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí khoáng sản thế giới, bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp... - Các hình ảnh minh họa về ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, điện lực, trên thế giới và ở Việt Nam. 2. Học liệu - Những kiến thức về ảnh hưởng của ngành công nghiệp năng lượng đến hoạt động sản xuất và đời sống cũng như khung cảnh toàn thế giới trong thời đại công nghiệp. - Giấy A1, bút lông. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 7 phút a. Mục tiêu: - Tạo hứng khởi bắt đầu bài học. - Liên hệ đến vai trò của ngành năng lượng. b. Nội dung: - Tìm hiểu vai trò một số ngành công nghiệp năng lượng. c. Sản phẩm: - Kết quả của hoạt động đàm thoại gợi mở, với kĩ thuật động não. d. Tổ chức thực hiện - Bước 1. GV nêu ra 3 trường hợp có vấn đề sau: + TH1: GV yêu cầu HV thực hiện hành động tắt quạt và đèn chiếu sáng trong lớp. + TH2: Đang lưu thông trên đường thì xe hết xăng. + TH3: Đang nấu cơm thì bỗng nhiên gas bị hết. - Bước 2: Yêu cầu HV trả lời các câu hỏi sau: - Khi mất điện, hết xăng và hết ga thì chúng ta gặp những trở ngại gì? - Bước 3. HV trả lời, GV gợi ý nếu HV khó khăn. - Bước 4. GV dẫn dắt đi vào bài học mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) NỘI DUNG 1: CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN VÀ DẦU KHÍ, NGÀNH ĐIỆN LỰC a. Mục tiêu - Trình bày được vai trò của ngành công nghiệp khai thác than và dầu khí. - Khái quát cơ cấu ngành năng lượng. b. Nội dung - Nêu được vai trò và đặc điểm ngành công nghiệp khai thác than và dầu khí. c. Sản phẩm - Kết quả của hoạt động nhóm, thuyết trình tích cực, mảnh ghép. d. Tổ chức thực hiện Thảo luận nhóm/mảnh ghép 3. Phương tiện: SGK; hình ảnh về các ngành công nghiệp năng lượng. 4. Tiến trình hoạt động Vòng chuyên gia: thảo luận chuyên sâu - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận chung ngành công nghiệp: Nhóm 1,2: Tìm hiểu công nghiệp khai thác than Nhóm 3,4: Tìm hiểu công nghiệp khai thác dầu Nhóm 5,6: Tìm hiểu công nghiệp điện lực Phiếu học tập nhóm 1,2 Công nghiệp khai thác than Vai trò Trữ lượng Sản lượng Phân bố Phiếu học tập nhóm 2,3 Công nghiệp khai thác dầu Vai trò Trữ lượng Sản lượng Phân bố Phiếu học tập nhóm 5,6 Công nghiệp điện lực Vai trò Trữ lượng Sản lượng Phân bố - Bước 2: Vòng mảnh ghép: thảo luận nhóm mảnh ghép. GV cho HV ghép nhóm và giao nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ mới: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm, cơ cấu và phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng. - Bước 3: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn (nếu có). - Bước 4: GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá quá trình làm việc, tổng hợp kiến thức, tích hợp nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm: Về môi trường: - Sự phát triển của công nghiệp năng lượng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng nhiệt độ làm biến đổi khí hậu. - Công nghiệp năng lượng đã sử dụng hầu hết các nguyên liệu hóa thạch và thải vào bầu khí quyển lượng khí CO2 lớn, gây nên hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ khí quyển tăng và làm BĐKH. - Công nghiệp năng lượng sử dụng tài nguyên khoáng sản ở mức độ cao làm cho chúng ngày càng cạn kiệt. Về năng lượng + Than, dầu mỏ là tài nguyên không thể phục hồi. + Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than và dầu mỏ ngày càng tăngà cạn kiệt nhanh. + Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: công nghiệp luyện kim (đen) - sử dụng một khối lượng lớn nhiên liệu, công nghiệp hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm... => Học viên nhận thức được vai trò to lớn của việc SX ra các sản phẩm máy móc ít tiêu hao năng lượng. GV kết luận: Các ngành công nghiệp năng lượng có vai trò quan trọng và có những đặc điểm phát triển cũng như tình hình sản xuất phân bố không giống nhau. 🡪 HV liên hệ tình hình phát triển của công nghiệp lượng ở Việt Nam. + Việt Nam đứng thứ 31 trong 85 nước sản xuất dầu khí, + Sản xuất năng lượng từ than, sức nước, Các nhóm mảnh ghép tự đánh giá và cho điểm sản phẩm. NỘI DUNG 2:CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC a. Mục tiêu - Xác định vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học. - Trình bày cơ cấu, tình hình sản xuất, phát triển của ngành điện tử - tin học. - Tự liên hệ, cho ví dụ về ảnh hưởng của ngành công nghiệp điện tử - tin học đến đời sống hiện đại. b. Nội dung - Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học. c. Sản phẩm - Hoạt động cá nhân đọc tích cực, vấn đáp. Thông tin phản hồi VI. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ – TIN HỌC Vai trò - Là ngành kinh tế mũi nhọn và là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của mọi quốc gia Phân bố Tập trung ở các nước phát triển, đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản EU, Hàn Quốc, Phân loại Máy tính Thiết bị điện tử Điện tử tiêu dùng TB viễn thông d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV kẻ nội dung phiếu học tập lên bảng, yêu cầu HV đọc nội dung SGK, kết hợp hình ảnh và thông tin đã chuẩn bị ở nhà, hoàn thành nội dung phiếu vào tập bằng bút chì. Bước 2: HV thực hiện nhiệm vụ trong vòng 3 phút, GV quan sát, hướng dẫn nếu cần. PHIẾU HỌC TẬP 1 Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, hoàn thành nội dung sơ đồ sau: Công nghiệp điện tử – tin học Vai trò Phân bố Phân loại Bước 3: GV chỉ định 3 HV lên bảng điền thông tin vào 3 ô nội dung của phiếu học tập trên bảng. Bước 4: GV tổ chức cho HV nhận xét bài làm của bạn, hoàn thành nội dung phiếu trong tập của cá nhân. Thông tin phản hồi VI. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ – TIN HỌC Vai trò - Là ngành kinh tế mũi nhọn và là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của mọi quốc gia Phân bố Tập trung ở các nước phát triển, đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản EU, Hàn Quốc, Phân loại Máy tính Thiết bị điện tử Điện tử tiêu dùng TB viễn thông Bước 5: GV chuẩn kiến thức, khắc sâu bài học bằng 1 số câu hỏi trả lời cá nhân: Vì sao nói công nghiệp điện tử - tin học ít gây ô nhiễm môi trường, tiêu thụ ít tài nguyên? Kể tên các mặt hàng điện tử đang có ở nhà em. NỘI DUNG 3:CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG a. Mục tiêu - Trình bày được vai trò, cơ cấu và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. - Giải thích được vì sao công nghiệp dệt may có thể phát triển được ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển. b. Nội dung - Vai trò, cơ cấu và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. c. Sản phẩm -Kết quả của hoạt động tích cực, “Tia chớp” NỘI DUNG III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG: 1. Vai trò: sản xuất ra các loại hàng hóa thông dụng phục vụ nhu cầu thường ngày cho con người; giải quyết việc làm. 2. Đặc điểm: - Phát triển chủ yếu dựa trên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu lớn. - Có nhiều phân ngành khác nhau với các sản phẩm và trình độ kĩ thuật rất đa dạng. 3. Các phân ngành chính: dệt may, giày da, nhựa, sành sứ, thủy tinh trong đó dệt may là ngành chủ đạo. 4. Phân bố: - Các nước có ngành dệt may phát triển: TQ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kì. - Các nước tiêu thụ nhiều hàng dệt may: Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mĩ, Nga, - Vì sao công nghiệp dệt may có thể phát triển ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển? (phần này GV giảng giải cho HV ghi nhớ, không cần ghi nội dung). Vì ngành dệt may: - Cung cấp cho nhu cầu của tất cả mọi người trên Trái Đất. - Có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, không cần lao động có kĩ thuật cao 🡪 rất phù hợp với các nước đang phát triển. - Các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nên ở các nước phát triển ngành công nghiệp dệt được ưu tiên. - Vừa phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu thu ngoại tệ. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV yêu cầu HV đọc kỹ nội dung SGK, xem hình ảnh và thông tin đã chuẩn bị ở nhà, trả lời nhanh các câu hỏi của GV: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội? CN SX hàng tiêu dùng có những đặc điểm nổi bật nào? Kể tên các phân ngành của CN SX hàng tiêu dùng.. Kể tên các nước có ngành dệt may phát triển và các nước tiêu thụ nhiều hàng dệt may? Vì sao 2 nhóm nước này có thành phần không giống nhau? Vì sao công nghiệp dệt may có thể phát triển ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển? Bước 2: GV chỉ định lần lượt cácHV trả lời câu hỏi, GV ghi lại các ý kiến trả lời lên bảng, không nhận xét đúng sai, cho đến khi HV trả lời đầy đủ các câu hỏi được đưa ra. Bước 3: GV tổ chức thảo luận ý kiến, nhận xét, lựa chọn, bổ sung các phương án đúng. Bước 4: GV tổng kết kiến thức. NỘI DUNG 4: TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM a. Mục tiêu - Trình bày được vai trò, cơ cấu và phân bố của ngành công thực phẩm. - Giải thích được vì sao công nghiệp thực phẩm có thể phát triển được ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển. - Hình thành thái độ về việc lãng phí thực phẩm hiện nay của con người. b. Nội dung - Vai trò, cơ cấu và phân bố của ngành công thực phẩm. c. Sản phẩm - Kết quả của hoạt động hoạt động nhóm kỹ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật "XYZ" - 635. (X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người). d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, qui định đánh số cho các thành viên, yêu cầu HV thực hiện 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: đọc nội dung SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi sau: Công nghiệp thực phẩm có vai trò gì đối với đời sống xã hội? Tại sao nói sự phát triển của công nghiệp thực phẩm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp? Vì sao công nghiệp thực phẩm có thể phát triển được ở hầu hết các nước trên thế giới? Em hãy kể tên các mặt hàng của ngành CN thực phẩm đang được tiêu thụ ở Việt Nam? - Bước 2: HV các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 4 phút, sau đó GV chỉ định các thành viên trong các nhóm trả lời câu hỏi theo số thứ tự trong nhóm cho đến khi hoàn thành nội dung câu hỏi. GV tổng hợp kiến thức, hướng dẫn ghi bài. - Bước 3: thực hiện nhiệm vụ 2 Nhiệm vụ 2:GV cho HV xem đoạn clip và các hình ảnh, đưa ra câu hỏi thảo luận theo kỹ thuật XYZ – 635: mỗi nhóm có 6 thành viên; mỗi thành viên viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh; Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác; sau khi thu thập đủ ý kiến của các thành viên thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến, chọn ý kiến hay, hợp lý nhất để báo cáo. CÂU HỎI THẢO LUẬN: EM NGHĨ GÌ VỀ TÌNH TRẠNG LÃNG PHÍ THỰC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM? ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT. - Bước 4: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo phần thảo luận của mình 🡪 GV nhận xét, chốt kiến thức, giảng giải hình thành ý thức tiết kiệm thực phẩm. - CNTP chiếm 30% giá trị sản lượng công nghiệp và 40% kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ nhiều ở VN: + Rượu: Pháp, Nga, + Bia: Tiger, Heniken, Sài Gòn.,. + Nước giải khát: Coca, Pepsi + Sữa, đường, đồ hộp, GV tích hợp nội dung môi trường vào bài học: - SX hàng tiêu dùng và thực phẩm thải ra môi trường một lượng nước thải lớn và do không xử lí đúng qui trình nên làm cho nguồn nước tự nhiên ô nhiễm nặng. Đồng thời hoạt động làm lạnh trong công nghiệp cũng làm cho khí quyển bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là tầng ô zôn. HV cần nhận thức được những tác hại của tình trạng ô nhiễm MT do 2 ngành công nghiệp này gây ra. - Lượng thực phẩm dư thừa ở khắp nơi trên thế giới góp phần rất lớn vào các vấn đề về môi trường và phát triển. NỘI DUNG 5: TÌM HIỂU VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP a. Mục tiêu - Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai” và quan sát hình 24.4. b. Nội dung - Hãy lựa chọn và nêu ví dụ cụ thể về một trong bốn định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai. - Lựa chọn 1 trong 4 định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai để lấy ví dụ. c. Sản phẩm - Kết quả hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV Nội dung IV. Định hướng phát triển công nghiệp * Ví dụ: Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai cần đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo do nguồn tài nguyên không tái tạo đang dần cạn kiệt và trong quá trình khai thác sử dụng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. => Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Xin-ga-po,... sử dụng nguồn năng lượng từ thủy triều, mặt trời để tạo ra nguồn năng lượng thay thế cho than đá, dầu mỏ. d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ, cá nhân học viên thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ: HV làm việc cá nhân Báo cáo, thảo luận: GV gọi học viên trả lời, đối chiếu kết quả của một số HV khác. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả, tuyên dương các HV làm việc tích cực. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài học - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo b. Nội dung - Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi trang 90 SGK. + Vẽ và phân tích biểu đồ theo bảng số liệu SGK. + Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam: - Sự phát triển của một ngành công nghiệp. - Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,). c. Sản phẩm - Bài làm của học viên. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ, cá nhân học viên thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ: HV kẻ nhanh bảng nội dung vào vở và hoàn thành yêu cầu. Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 học viên trả lời, đối chiếu kết quả. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả, tuyên dương các HV làm việc tích cực. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học b. Nội dung: - Địa lí ngành công nghiệp. c. Sản phẩm:Kết quả thực hành của học viên. d. Tổ chức thực hiện: - Nhiệm vụ: HV về nhàtìm hiểu về sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp, các khu, cụm công nghiệp ở địa phương. Ghi chú lại để giải quyết vấn đề trong bài học tiết sau./.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_10_canh_dieu_bai_24_dia_li_mot_so_nganh_cong.docx