Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương I: Khối đa diện - Tiết 2, Bài 1: Khái niêm về khối đa diện (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Hình học Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương I: Khối đa diện - Tiết 2, Bài 1: Khái niêm về khối đa diện (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương I: Khối đa diện - Tiết 2, Bài 1: Khái niêm về khối đa diện (Tiết 2)
Tiết 02 Ngày soạn: Ngày giảng: §1. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN ( tiết 2) Mục tiêu Kiến thức: Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối đa diện khối chóp cụt. Biết phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của hai khối đa diện. Kỹ năng: Biết chứng minh được hai hình đa diện bằng nhau. Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện. Tư duy, thái độ: Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic Cẩn thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình Chuẩn bị phương tiện dạy học. Thực tiễn: HS đã nắm được các kiến thức về hình chóp, hình lăng trụ. Phương tiện : SGK, sách bài tập, bút, thước kẻ và hệ thống ví dụ , bài tập. Gợi ý về phương pháp dạy học. Kết hợp linh hoạt các phương pháp vấn đáp, gợi mở, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Tiến trình tổ chức bài học. Ổn đinh tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ. H1: Định nghĩa hình đa diện và cho ví dụ? H2: Định nghĩa khối đa diện và cho ví dụ? Bài mới: Hoạt động 1. III. Hai đa diện bằng nhau. Phép dời hình trong không gian. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung H1: Dựa vào phép dời hình trong mặt phẳng, hãy định nghĩa phép dời hình trong không gian? H2: Hãy liệt kê các phép dời hình trong không gian? HS nhớ lại: Phép dời hình trong mặt phẳng là phép biến hình trong mặt phẳng bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm. Từ đó HS phát biểu định nghĩa phép dời hình trong không gian. HS nghiên cứu SGK và liệt kê các phép dời hình trong không gian với đầy đủ định nghĩa, tính chất. Phép dời hình: Phép biến hình trong không gian: Là quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M’ xác định duy nhất. Phép biến hình trong không gian bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm gọi là phép dời hình trong không gian. Các phép dời hình trong không gian: a) Phép tịnh tiến theo vectơ v . v M M’ b) Phép đối xứng qua mặt phẳng: M H3: Hãy nêu các tính chất chung của 4 phép dời hình trên. Từ đó suy ra tính chất của phép dời hình? TL3: Tính chất của phép dời hình: Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn giữa các điểm. Biến điểm thành điểm, đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó,., biến đa diện thành đa diện. Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình. M1 P M’ Phép đối xứng tâm O: M O M’ Phép đối xứng qua đường thẳng: d M’ P M I Hoạt động . Hai đa diện bằng nhau. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung H1: Từ định nghĩa hai hình bằng nhau trong mặt phẳng, hãy định nghĩa hai đa diện bằng nhau. HS nhớ lại: Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. Từ đó HS phát biểu định nghĩa hai đa diện bằng nhau. Định nghĩa: Hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia. Củng cố bài học: - GV hệ thống lại các kiến thức trong bài học: Khối lăng trụ và khối chóp; hình đa diện và khối đa diện. Dặn dò. - Hướng dẫn HS giải các bài tập 2 trang 12 SGK V. Rút kinh nghiệm ...................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_12_chuong_i_khoi_da_dien_tiet_2_bai_1_k.docx