Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương I: Khối đa diện - Tiết 9: Ôn tập chương I (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Hình học Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương I: Khối đa diện - Tiết 9: Ôn tập chương I (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương I: Khối đa diện - Tiết 9: Ôn tập chương I (Tiết 1)
Tiết 09 Ngày soạn: /2011 Ngày giảng: /2011 ÔN TẬP CHƯƠNG I ( 2 tiết) Mục tiêu. Kiến thức: Biết Khái niệm khối đa diện, khối đa diện lồi, khối đa diện đều và thể tích khối đa diện. Phân chia và lắp ghép khối đa diện. Các công thức tính thể tích của khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp. Kỹ năng: Biết được các hình đa diện và khối đa diện. Chứng minh được hai hình đa diện bằng nhau. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện. Vận dụng công thức tính thể tích của khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp vào các bài toán tính thể tích. Tư duy, thái độ: Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic Cẩn thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình Chuẩn bị phương tiện dạy học. Thực tiễn: HS đã nắm được các kiến thức trong chương I. Phương tiện : SGK, sách bài tập, bút, thước kẻ và hệ thống ví dụ , bài tập. Gợi ý về phương pháp dạy học. Kết hợp linh hoạt các phương pháp vấn đáp, gợi mở, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Tiến trình tổ chức bài học. Ổn đinh tổ chức lớp. Bài ôn: Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết: Hệ thống câu hỏi ôn tập: Các đỉnh, cạnh, mặt của một đa diện phải thoả mãn những tính chất nào? Tìm một hình tạo bởi các đa giác nhưng không phải là một đa diện? Thế nào là một đa diện lồi? Tìm ví dụ trong thực tế mô tả một khối đa diện lồi, một đa diện không lồi? Thế nào là một đa diện đều? Nêu tóm tắt về năm loại khối đa diện đều? Hệ thống các công thức tính thể tích đã học? Để tính thể tích một khối đa diện ta cần lưu ý tới kỹ năng gì? Hoạt động 2. Bài tập: Hệ thống bài tập ôn tập: Bài tập 1. Cho hình chóp tam giác O.ABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau và OA = a, OB = b, OC = c. Hãy tính đường cao OH của hình chóp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giao nhiệm vụ cho từng HS, theo dõi hoạt động của HS, gọi HS lên bảng trình bay, GV theo dõi và chính xác hoá HS độc lập tiến hành giải toán, thông báo với GV khi có lời giải, lên bảng trình bày lời giải, chính xác hoá và ghi nhận Giải: Dựng ON ^ BC , OH ^ AN , ta có: ì BC ^ OA íBC ^ ON Þ BC ^ (OAN ) Þ BC ^ OH î Mặt khác: OH ^ AN lời giải. kết quả. Suy ra: OH ^ (ABC) Ta có: OBC vuông tại O và ON ^ BC nên: 2 2 1 = 1 + 1 Þ ON 2 = OB .OC ON 2 OB2 OC2 OB2 + OC2 OAN vuông tại O và OH ^ AN nên: 1 = 1 + 1 OH 2 OA2 ON 2 = 1 + OB + OC 2 2 OA2 OB2.OC2 Þ 2 OA .OB + OB .OC + OC .OA 2 2 2 2 2 2 OH = OA2.OB2.OC2 Û OH = OA .OB + OB .OC + OC .OA 2 2 2 2 2 2 OA.OB.OC A H O C N B Củng cố bài học: GV hệ thống các kiến thức lí thuyết và kĩ năng cần nhớ trong chương I. Hướng dẫn HS làm bài tập 6, 7, 8, 9 trang 26 SGK Hình học 12. Dặn dò: Bài tập làm thêm: Cho hai đoạn thẳng AB và CD chéo nhau, AC là đường vuông góc chung của chúng. Biết rằng AC = h, AB = a, CD = b và góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 60 . Hãy tính thể tích của tứ diện ABCD. Rút kinh nghiệm ..................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_12_chuong_i_khoi_da_dien_tiet_9_on_tap.docx