Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu - Tiết 12, Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ Giáo án Hình học Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu - Tiết 12, Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 12 - Chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu - Tiết 12, Bài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay (Tiết 1)
Tiết 12 Ngày soạn: /2011 Ngày giảng : Chương II. MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU §1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY Mục tiêu. Kiến thức: Biết được sự tạo thành của mặt tròn xoay; khái niệm mặt tròn xoay. Kỹ năng: Phân biệt được các khái niệm: mặt nón tròn xoay, hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay. Phân biệt được các khái niệm: mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay và khối trụ tròn xoay. Biết tính diện tích xung quanh của hình nón, khối nón tròn xoay và của hình trụ, khối trụ tròn xoay. Tư duy, thái độ: Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic Cẩn thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình Chuẩn bị phương tiện dạy học. Thực tiễn: Ở THCS HS đã được giới thiệu về một số mặt tròn xoay. Phương tiện : SGK, sách bài tập, bút, thước kẻ và hệ thống ví dụ , bài tập. Gợi ý về phương pháp dạy học. Kết hợp linh hoạt các phương pháp vấn đáp, gợi mở, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Tiến trình tổ chức bài học. Ổn đinh tổ chức lớp. Giới thiệu tổng quan về nội dung chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu. (3’) Bài mới: Hoạt động 1. (7’) Sự tạo thành của mặt tròn xoay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV mô tả việc tạo nên một mặt tròn xoay trong không gian. H1: Một mặt tròn xoay hoàn toàn được xác định khi biết những yếu tố nào? H2: Hãy nêu tên một số vật mà mặt ngoài có hình dạng là các mặt tròn xoay? TL1: Một mặt tròn xoay hoàn toàn được xác định khi biết những yếu tố: Đường sinh C và trục D . TL2: Lọ hoa, chiếc cốc, bát Mặt tròn xoay: Đường sinh C Trục D P C D Hoạt động 2. (5’) Mặt nón tròn xoay. Định nghĩa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV mô tả việc tạo nên một mặt nón tròn xoay trong không gian. H1: Mặt nón tròn xoay là mặt tròn xoay với trục và đường sinh có mối quan hệ như thế nào? H2: Mặt nón tròn xoay gồm mấy phần? H3: Có khái niệm đáy của mặt nón tròn xoay? TL1: Đường sinh d và trục D cắt nhau tại O và tạo thành góc b với 0 < b < 90 TL2:Mặt nón tròn xoay gồm hai phần nhận O làm tâm đối xứng. TL3: Không có khái niệm đáy của mặt nón tròn xoay. Mặt nón tròn xoay: Mặt nón tròn xoay (Mặt nón) là mặt tròn xoay: Đường sinh: Đường thẳng d Trục D Trong đó: d và D cắt nhau tại O và tạo thành góc b với 0 < b < 90 D O Góc 2 b gọi là góc ở đỉnh của mặt nón. d Hoạt động 3. (5’) Hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV mô tả việc tạo nên một hình nón tròn xoay trong không gian. H1: Hãy chỉ ra các yếu tố của hình nón tròn xoay? GV hướng dẫn HS xác định điểm thuộc và không thuộc hình nón. TL1: Đỉnh, mặt xung quanh, đáy, chiều cao. a) Hình nón tròn xoay: Hình nón tròn xoay (Hình nón) là mặt tròn xoay khi quay tam giác vuông OMI quanh cạnh OI: Đỉnh: O. Chiều cao: Độ dài OM. Mặt xung quanh: Phần mặt tròn xoay có đường sinh OM và trục OI. Đáy: Hình tròn tâm I, bán kính IM. GV phân biệt cho HS điểm trong và điểm ngoài của khối nón. O I M b) Khối nón tròn xoay: Phần không gian được giới hạn bởi một hình nón tròn xoay kể cả hình nón đó. Chú ý: Đỉnh, mặt đáy, đường sinh của khối nón là đỉnh, mặt đáy, đường sinh của hình nón tương ứng. Củng cố bài học: (5’) GV treo bảng phụ củng cố kiến thức toàn bài, khắc sâu cho HS cách phân biệt mặt nón tròn xoay, hình tròn xoay, khối tròn xoay. Dặn dò: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 39 SGK Hình học 12. V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_12_chuong_ii_mat_non_mat_tru_mat_cau_ti.docx