Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 17: Tế bào
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 17: Tế bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 17: Tế bào
Mục tiêu Về kiến thức BÀI 17: TẾ BÀO Môn học: KHTN 6 Thời gian thực hiện: Trình bày được khái niệm, chức năng của tế bào. Mô tả được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào. Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó. Về năng lực Năng lực chung Năng lực phát hiện vấn đề: Quan sát tranh để tìm hiểu được kích thước và hình dạng tế bào, phát hiện điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Chỉ ra được dấu hiệu cho thấy sự lớn lên và sự sinh sản của của tế bào. Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời. Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm. Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo. Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu. Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học: Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật. Về phẩm chất: Tích cực, chăm chi, có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và của nhóm. Trung thực trong học tập, đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn. Yêu thích bộ môn, thích khám phá, tìm hiểu kiến thức sinh học. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình vẽ: 17.1- SGK/85; 17.2, 17.3- SGK/86; 17.4, 17.5 – SGK/87; 17.6 (a,b), 17.7 (a,b), 17.8 –SGK/88 ). Tranh cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào. Clip sự lớn lên của thực vật. Phiếu học tập số 1, 2, 3. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu Giới thiệu đơn vị cơ sở cấu tạo nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật. Mục tiêu: Xác định được đơn vị cấu tạo cơ sở nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật. Nội dung: Yêu cầu học sinh quan sát tổ ong, ngôi nhà đang xây, Quan sát để tìm ra các đơn vị cấu trúc nên tổ ong, hay ngôi nhà, cơ thể động vật, thực vật. Sản phẩm: Các phương án trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Quan sát để tìm ra các đơn vị cấu trúc nên tổ ong, hay ngôi nhà Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: “Xác định được đơn vị cấu tạo cơ sở nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vậtlà gì? B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát tranh 17.1, thảo luận nhóm. Đại diện HS trả lời câu hỏi. B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét, khen ngợi, chuẩn hóa kiến thức. Đơn vị cơ sở cấu tạo nên tổ ong: Mỗi khoang nhỏ. Đơn vị cơ sở cấu tạo nên ngôi nhà: Viên gạch. Đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sinh vật: Tế bào. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đặc điểm của tế bào Mục tiêu: Nhận diện được tế bào. So sánh được kích thước một số loại tế bào (tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào động vật) Mô tả được hình dạng đặc trưng của của tế bào (tế bào hồng cầu, tế bào cơ, tế bào thần kinh) Ý nghĩa của sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào đối với sinh vật. Nội dung: HS quan sát tranh 17.2, 17.3 trang 86 thảo luận nhóm. Sản phẩm Học sinh nhận xét được trong cơ thể sinh vật mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau, sẽ thực hiện các chức năng khác nhau đặc trưng của sự sống. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát hình 17.2, 17.3- SGK/ 86 thảo luận nhóm (5 phút) Nhận xét về kích thước và hình dạng của tế bào? Cho ví dụ minh họa? Sự khác nhau về kích thước và hình dạng có ý nghĩa gì đối với sinh vật? B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh nghiên cứu hình vẽ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Báo cáo kết quả hoạt động và đánh giá nhận xét. + GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. + GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm. Trong cơ thể sinh vật, mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước là khác nhau. Kích thước: VD: Tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật có kích thước nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi. Một số loại tế bào như tế bào trứng cá chép, trứng ếch...có kích thước lớn hơn có thể nhìn được bằng mắt thường. Hình dạng: Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cầu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào lót xoang mũi); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì). Ý nghĩa về sự khác nhau về kích thước và hình dạng: Mỗi loại tế bào có kích thước và hình dạng khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau đặc trưng của sự sống. Giáo viên giới thiệu thêm cách quan sát tế bào. TB có kích thước nhỏ: quan sát bằng kính hiển vi Tế bào có kích thước lớn (tép cam, tép bưởi, trứng cá, trứng ếch) quan sát bằng mắt thường, cách quan sát chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong bài học sau “Thực hành quan sát tế bào sinh vật” Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào. So sánh được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. Nội dung: Quan sát hình 17.4, 17.5 – SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1, 2, 3. Sản phẩm: Học sinh chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực qua kết quả phiếu học tập số 1. Chỉ ra thành phần chính của tế bào và chức năng mỗi thành phần đó thông qua phiếu học tập số 2. Chỉ ra điểm khác biệt của tế bào thực vật và tế bào thực vật, giải thích được vì sao thực vật có khả năng quang hợp qua phiếu học tập số 3. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 6 nhóm Quan sát hình 17.4, 17.5 – SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1, 2, 3. Nhóm 1,2: hoàn thành phiếu học tập số 1 Nhóm 3,4: hoàn thành phiếu học tập số 2 Nhóm 5,6: hoàn thành phiếu học tập số 3 B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh nghiên cứu hình vẽ thảo luận nhóm hoàn thành nội dung 3 phiếu học tập. B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện các nhóm trình bày nội dung phiếu học tập nhóm mình. B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét. + GV: Nhận xét, chiếu đáp án. + GV kiểm tra sản phẩm các nhóm, đưa các nhóm chấm chéo nhau. Đáp án PHT số 1 SO SÁNH CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC + Giống nhau: Đều có: 1. Màng tế bào; 2. Chất tế bào; + Khác nhau: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Chỉ có vùng nhân Có nhân tế bào chính thức. Đáp án PHT số 2 1- B; 2- C; 3- A Đáp án PHT số 3 Thời gian 3 phút Câu1. Nêu điểm khác biệt của tế bào thực vật và tế bào thực vật. Điểm phân biệt Tế bào thực vật Tế bào động vật 1. Hình dạng Hình lục giác Hình cầu 2. Lục lạp Có Không Câu 2. Tại sao thực vật có khả năng quang hợp? Thực vật có bào quan lục lạp nên có khả năng quang hợp. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về sự lớn lên và sinh sản của tế bào Mục tiêu: Học sinh mô tả được sự sinh sản của tế bào qua hai giai đoạn. (Cả tế bào thực vật và tế bào động vật) Áp dụng để tính được số tế bào con được sinh ra ở lần phân chia thứ 1,2,3,..n Chỉ ra được ý nghĩa của sự sinh sản của tế bào đối với sinh vật. Nội dung: Học sinh quan sát tranh 17.6 (a,b), 17.7 (a,b), 17.8, 17.9 – SGK/ 88, 89 và clip sự lớn lên của cây Đậu, thảo luận trả lời câu hỏi giáo viên. Sản phẩm Là kết quả thảo luận hay làm việc cá nhân để thực hiện được mục tiêu trên. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Quan sát hình 17.6; 17.7 – SGK/mô tả lại quá trình sinh sản của tế bào động vật và tế bào thực vật? Quan sát hình 17.8. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần phân chia thứ 1,2,3 của tế bào? Từ đó xây dựng công thức số tế bào con được tạo ra ở lần phân chia thứ n từ 1 tế bào mẹ ban đầu. Quan sát hình 17.9 và clip sự lớn lên của cây Đậu. Ý nghĩa sự sinh sản của tế bào đối với sinh vật? B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh nghiên cứu hình vẽ, clip thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. + Các nhóm khác nhận xét, góp ý. B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa lại kiến thức. Quá trình sinh sản của tế bào động vật và tế bào thực vật: Đầu tiên một nhân hình thành 2 nhân. Sau đó tế bào chất phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. (thực vật) Ở động vật: sự phân chia bằng cách hình thành eo thắt ở trung tâm, từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con. Quan sát hình 17.8. Số tế bào con được tạo ra ở lần phân chia thứ 1: 2 ( = 21 ) Số tế bào con được tạo ra ở lần phân chia thứ 2: 4 (= 22 ) Số tế bào con được tạo ra ở lần phân chia thứ 3: 8 (= 23 ) Số tế bào con được tạo ra ở lần phân chia thứ n : (= 2n ) Ý nghĩa sự sinh sản của tế bào đối với sinh vật: Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. Giúp thay thế tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trong bài trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1. Chức năng của màng tế bào là chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào. chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. tham gia vào quá trình quang hợp của tế bào. Câu 2. Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào? Nhân. Tế bào chất. Màng tế bào. Lục lạp. Câu 3. Thành phần chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào là nhân. tế bào chất. màng tế bào. lục lạp. Câu 4. Hình dạng của tế bào Hình cầu, hình thoi. Hình đĩa, hình sợi. Hình sao, hình trụ. Nhiều hình dạng. Sản phẩm: Là các phương án trả lời của học sinh. 1-B; 2-A; 3-B; 4-D. Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ: chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu làm việc cá nhân. Cá nhân học sinh vận dụng kiến thức, hoàn thành nội dung các câu trắc nghiệm. Báo cáo, thảo luận: Đại diện học sinh trả lời từng câu hỏi. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: + Nhận xét kết quả làm việc của học sinh. + Chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Học sinh chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Giải thích được hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn. Nội dung: HS thảo luận và trả lời câu hỏi Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống? Giải thích được hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn? Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, giải quyết nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện: B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên chiếu nội dung hai câu hỏi vận dụng. Yêu cầu thảo luận nhóm. B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh vận dụng kiến thức, thảo luận hoàn thành nội dung hai câu trên. B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi. B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức. Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống? Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Vì mọi hoạt động của cơ thể sống đều diễn ra tại tế bào. Tế bào thực hiện các chức năng của cơ thể sống như: TĐC, chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng. Giải thích được hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn? Đây là hiện tượng tái sinh bộ phận.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chan_troi_sang_tao_bai_17_te.docx