Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Tập tính ở động vật

docx 9 trang phuong 12/11/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Tập tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Tập tính ở động vật

Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Tập tính ở động vật
BÀI 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.
Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tiễn. Chủ động quan sát video về các tập tính ở động vật trong tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để diễn đạt về khái niệm tập tính, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa. Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Thực hành: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
3. Phẩm chất: 
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong thực hiện các yêu cầu của GV trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về các dạng tập tính và ứng dụng tập tính trong học tập và thói quen sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
Hình ảnh, video có liên quan đến tập tính ở động vật.
Phiếu học tập 
Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là tập tính của động vật
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tập tính của động vật
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào các ví dụ của GV để nhận biết được các tập tính của động vật
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS ví dụ về tập tính của động vật. (Chuột sợ mèo)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV:
- Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
à Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ.
Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK về khái niệm tập tính và vai trò của tập tính đối với động vật và trả lời các câu hỏi của GV
- Từ đó HS thảo luận để đưa ra các ví dụ minh họa
- Nêu vai trò của tập tính đó đối với động vật từ ví dụ đã cho. 
c) Sản phẩm: 
- Phiếu học tập 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính đối với động vật
Phần 1: Khái niệm tập tính động vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi trong phần 1 PHT 1
- Tập tính động vật là gì? Cho ví dụ.
- Tập tính được chia thành mấy loại? Liệt kê những loại đó.
- Phân biệt các loại tập tính đó?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập cho HS. 
- HS thảo luận và hoàn thành PHT trong 3 phút
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung
Phần 2: Vai trò của tập tính đối với động vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi hoàn thành phần 2 PHT 1
- Từ đó, HS thảo luận giải thích câu hỏi vận dụng trong SGK
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và hoàn thành PHT phần 2 trong 3 phút
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời hợp lí.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung
I. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính đối với động vật
a. Khái niệm:
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật.
b. Vai trò:
- Tập tính giúp động vật tồn tại và phát triển.
- Ví dụ: tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ thù, sinh sản, di cư, bảo vệ lãnh thổ,
Hoạt động 2.2: Thực hành quan sát tập tính ở động vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị video để HS quan sát và hoàn thành phần 3 trong PHT 1.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, thảo luận và hoàn thành phần 3 trong PHT 1 trong 15 phút.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung
II. Thực hành quan sát tập tính của động vật
Hoàn thành trong PHT
Hoạt động 2.3: Ứng dụng tập tính của động vật trong thực tiễn
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi hoàn thành phần 4 PHT 1
- Giải thích câu hỏi vận dụng sgk
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và hoàn thành PHT phần 4 trong 10 phút
- Thảo luận, đưa ra câu trả lời hợp lí
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung 
III. Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn.
-Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.
-Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài, học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ,xóa bỏ những thói quen không tốt.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung:
- HS thực hiện một số câu hỏi trắc nghiệm nhanh 
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày đáp án
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện trả lời nhanh các câu hỏi vận dụng củng cố kiến thức.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS lần lượt cho ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhấn mạnh nội dung bài học 
Câu 1: Ví dụ nào không phải là tập tính của động vật?
A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa
B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn
C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào lãnh thổ của nó
D. Người giảm cân sau khi bị ốm
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
B. Sáo học nói tiếng người.
C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
D. Khỉ tập đi xe đạp.
Câu 3: Sắp xếp các tập tính sau vào bảng để phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh
1. Ếch sinh sản vào mùa mưa
2. Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.
3. Chim mẹ mớm mồi cho chim non
4. Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần
5. Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tìm tòi hình thành những thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt trong đời sống. 
b) Nội dung: 
- Giải thích cơ chế hình thành một số thói quen tốt trong cuộc sống.
c) Sản phẩm: 
- Phần bài tập về nhà trong phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành cá nhân phần bài tập về nhà trong phiếu học tập 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện tại nhà.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Sản phẩm của HS.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp vào tiết sau.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
Phần 1: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tập tính ở động vật là gì? Cho ví dụ
.
2. Tập tính được chia thành mấy loại? Liệt kê những loại đó. Phân biệt các loại tập tính đó?
.
Phần 2: Hoàn thành bảng sau:
Tập tính
Bẩm sinh
(+)/(-)
Học được
(+)/(-)
Ý nghĩa
Giăng tơ của nhện
Bú mẹ của chó con
Trình con mồi của mèo
Người tham gia giao thông dừng phương tiện khi gặp tín hiệu đèn đỏ
Phần 3:
Tập tính quan sát được
Bẩm sinh
(+)/(-)
Học được
(+)/(-)
Ý nghĩa
Phần 4: 
a/ Hoàn thành bảng sau:
Ví dụ về ứng dụng tập tính trong chăn nuôi
Cơ sở của ứng dụng
Dùng đèn bẫy côn trùng
Dùng tiếng kêu của chuông/kẻng để gọi động vật như gọi cá ngoi lên mặt nước để ăn, gọi trâu/bò/gà về chuồng khi trời tối
Nhìn mật độ gà tập trung ở trung tâm chuồng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi cho phù hợp
b/ Hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng sau: (BÀI TẬP VỀ NHÀ)
Thói quen
Cách thực hiện
Hành động lặp lại
Phần thưởng
Ghi nhớ từ vựng
Đi ngủ đúng giờ
Đánh răng trước khi ngủ
Rửa tay trước khi ăn
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông
Cúi chào khi gặp người lớn
Ngủ dậy lúc 5h sáng để tập thể dục

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khtn_7_sinh_hoc_chan_troi_sang_tao_bai_33_tap_tinh_o.docx