Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án KHTN 7 - Sinh Học (Chân trời sáng tạo) - Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
BÀI 33: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). – Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường). – Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi). 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu vể một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn. Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một só hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi). 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : Nhận thức tự nhiên: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tó nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). Trình bày được một só ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kính thích hoặc điểu khiển yếu tố mòi trường). Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân tích, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật xung quanh chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong tự nhiên. Vận dụng được những hiểu biết vể sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi). 3. Phẩm chất: Thông qua hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thêm yêu thiên nhiên, yêu môn học. Trung thực trong báo cáo các hoạt động cá nhân và nhóm. Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên: SGK, H35 hoặc chậu cây có toàn bộ cành lá nghiêng về 1 hướng, H35.1 à 35.15 Máy tính, máy chiếu, tivi (nếu có) Học sinh: Bài cũ ở nhà. Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, video có liên quan đến bài học. Vở học tập III. Tiến trình dạy học Tiết 1. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động): (5 phút) a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân bằng cách tự liên hệ thực tế trong cuộc sống những ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bằng cách trả lời câu hỏi sau: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ? Sau 1 thời gian dài thì cây có hiện tượng gì? Giải thích? c) Sản phẩm: Câu trả lời dự kiến của học sinh: - Cây xanh phần lớn muốn tồn tại được phải có ánh sáng để quang hợp, do đó, người ta thường trồng cây gần các cửa sổ để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng bình thường. - Sau 1 thời gian, toàn bộ thân và lá cây đều nghiêng hết về phía có ánh sáng. - Tất cả các lá cây đều cần ánh sáng để quang hợp nên đều vươn về phía có ánh sáng để nhận được nhiều ánh sáng hơn à cây sẽ nghiêng về phía có ánh sáng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho HS quan sát H35 hoặc 1 chậu cây có toàn bộ cành lá nghiêng về 1 hướng. - GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh và trả lời nhanh tình huống: Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ? Sau 1 thời gian dài thì cây có hiện tượng gì? Giải thích? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân suy nghĩ nhanh theo yêu cầu của GV. Tranh nhau trả lời nhanh 3 vấn đề đưa ra. - Giáo viên: Theo dõi, bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 vấn đề, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: à Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. à Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Câu trả lời dự kiến của học sinh: - Cây xanh phần lớn muốn tồn tại được phải có ánh sáng để quang hợp, do đó, người ta thường trồng cây gần các cửa sổ để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng bình thường. - Sau 1 thời gian, toàn bộ thân và lá cây đầu nghiêng hết về phía có ánh sáng. - Tất cả các lá cây đều cần ánh sáng để quang hợp nên đều vươn về phía có ánh sáng để nhận được nhiều ánh sáng hơn à cây sẽ nghiêng về phía có ánh sáng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (70 phút) a) Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học tập HS sẽ - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). - Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường). b) Nội dung: - Giáo viên trình bày các vấn đề hoặc các tình huống hoặc các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến nội dung bài học. - Học sinh làm việc nhóm lớn hoặc cặp đôi, nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát lần lượt các hình từ 35.1 à 35.15, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: H1. Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi? H2. Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hổ điệp? H3. Quan sát Hình 35.2, cho biết ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật. H4. Một số động vật như chó, mèo hay hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường nằm dài sưởi nắng. Việc đó có lợi cho sự phát triển của chúng như thế nào? H5. Quan sát các Hình từ 35.4 đến 35.6, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước? H6. Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật. H7. Quan sát Hình 35.7, 35.8, 35.9, cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng? H8. Chế độ dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển về thể trạng của các em bé trong Hình 35.10 như thế nào? H9. Mô hình xen canh có ý nghĩa gì đối với người nông dân? H10. Hãy cho biết ý kiến của em về việc sử dụng các chất kích thích trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật? H11. Quan sát Hình 35.12 và 35.13, hãy cho biết một số ứng dụng được sử dụng nhằm nâng cao năng suất vật nuôi. H12. Quan sát Hình 35.14, hãy chỉ ra giai đoạn muỗi gây hại cho con người. H13. Trong Hình 35.15 ở giai đoạn nào trong vòng đời bướm có khả năng phá hoại mùa màng? c) Sản phẩm: - HS thông qua hoạt động thảo luận nhóm quan sát tranh ảnh và liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi trên. - Sản phẩm dự kiến: 1+ Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6 °C -42 °C. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở Việt Nam là 23 °C - 37 °C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng của động vật, mỗi động vật có giới hạn nhiệt độ khác nhau. Nếu ngoài ngưỡng nhiệt độ này, sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi sẽ bị ức chế. 2+ Khoảng nhiệt độ từ 25°C-31 °C là khoảng nhiệt độ mà lan hồ điệp có tỉ lệ sống cao nhất, cây có số lá nhiều nhất, chiều dài lá dài nhất, độ rộng của lá lớn nhất. Trên 31 °C và dưới 25 °C, các chỉ số này sẽ giảm dần. 3+ Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới được thể hiện khá rõ nét: tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh; đảm bảo cho sinh vật tận dụng nguồn sống như ánh sáng, thức ăn, ... một cách tối ưu. 4+ Việc sưởi nắng vào ban ngày giúp chó, mèo tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng cường hấp thu vitamin D giúp phát triển xương. 5+ Khi thiếu nước, cả thực vật, động vật và con người đều không thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường, hậu quả là cây bị héo, hạt đậu không nảy mầm, con người có dấu hiệu mệt mỏi, sốt,... Thiếu nước có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 6+ Trồng hai cây đậu trong hai cốc thủy tinh: một cốc tưới nước hằng ngày, một cốc không tưới nước. Kết quả thu được sau vài ngày: cây trồng trong cốc không được tưới nước sẽ bị héo, kém phát triển, cây trồng trong cốc được tưới nước hằng ngày phát triển bình thường. + Cây đủ dinh dưỡng sinh trưởng khoẻ mạnh, đầy đủ lá, lá xanh mượt. Cây thiếu dinh dưỡng còi cọc, kém phát triển, lá nhạt màu. Cây thừa dinh dưỡng phát triển vượt trội về chiểu cao, số lá nhưng thân bị yếu, dễ gãy, lá dễ gãy rụng. + Sự phát triển thể trạng của các em bé trong Hình 35.10 là do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng gây còi cọc, suy dinh dưỡng; thừa dinh dưỡng gây béo phì; đủ dinh dưỡng giúp phát triển cân đối. Dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của em bé. + Mô hình xen canh giúp tận dụng tối đa nguồn sống và nhu cầu về các yếu tố môi trường của các loài cây khác nhau để nâng cao năng suất cây trồng. Giúp cho năng suất cây trồng tăng lên và hạn chế chi phí đầu tư, chăm sóc ban đầu. + Khi sử dụng chất kích thích cần được tư vấn kĩ thuật của các chuyên gia về nông nghiệp, ngoài ra phải chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bển vững, tránh gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. + Trong chăn nuôi: sử dụng chất kích thích sinh trưởng, sinh sản, chất tạo nạc, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi,... + Giai đoạn muỗi gây hại cho con người (hút máu) là giai đoạn muỗi trưởng thành. + Giai đoạn trong vòng đời của bướm phá hoại mùa màng là giai đoạn sâu bướm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT (40 phút) *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giới thiệu thế nào là giới hạn sinh thái của SV - GV tổ chức các hoạt động học tập để HS nhận biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào. - GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng kết hợp phương pháp trực quan và kĩ thuật phán đoán cho HS dự đoán nhiệt độ thích hợp của cá rô phi và một số loài sinh vật khác ở Việt Nam. GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi H1, H2. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, quan sát H35.1 và bảng 35.1 thống nhất đáp án trả lời cho câu H1, H2 và ghi chép nội dung hoạt động ra vở học tập. - Nhóm 1,3 cử đại diện trả lời câu H1, nhóm 2,4 câu H2; và có thể nhận xét, bổ sung cho nhau. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện cho mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Có thể thảo luận 1 vấn đề chung còn thắc mắc. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét và chốt nội dung về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ: nhiệt độ thích hợp của cá Rô phi là 23-370C, của Lan Hồ Điệp là 25-310C *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức các hoạt động học tập để HS nhận biết được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào. - GV sử dụng kết hợp phương pháp hỏi - đáp và kĩ thuật động não để tổ chức cho HS tìm hiểu vế ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi H3, H4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, quan sát H35.2 và H35.3 thống nhất đáp án trả lời cho câu H3, H4 và ghi chép nội dung hoạt động ra vở học tập. - Nhóm 1,3 cử đại diện trả lời câu H3, nhóm 2,4 câu H4; và có thể nhận xét, bổ sung cho nhau. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện cho mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Có thể thảo luận 1 vấn đề chung còn thắc mắc. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét và chốt nội dung về ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng Ánh sáng là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. + Thực vật cần ánh sáng cho sự quang hợp. + Động vật cần ánh sáng mặt trời để tăng cường hấp thu Vitamin D giúp phát triển xương. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức các hoạt động học tập để HS nhận biết được ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào. - GV sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm nhỏ với kĩ thuật think - pair - share để tổ chức cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thông qua đó, HS trả lời các câu hỏi: H5, H6. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, quan sát H35.4,5,6 thống nhất đáp án trả lời cho câu H5, H6 và ghi chép nội dung hoạt động ra vở học tập. - Nhóm 1,3 cử đại diện trả lời câu H5, nhóm 2,4 câu H6; và có thể nhận xét, bổ sung cho nhau. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện cho mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Có thể thảo luận 1 vấn đề chung còn thắc mắc. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét và chốt nội dung về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của nước Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật. Nước tham gia vào các quá trình sống trong cơ thể nên nếu thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Ví dụ: + Cây thiếu nước sẽ bị héo + Hạt thiếu nước không nảy mầm được + Người thiếu nước: môi nứt nẻ, mệt mỏi, sốt, chóng mặt, *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV tổ chức các hoạt động học tập để HS nhận biết được ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào. - GV sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm nhỏ với kĩ thuật sử dụng tình huống để tổ chức cho HS tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thông qua đó, HS trả lời các câu hỏi H7, H8. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, quan sát H35.7,8,9,10 thống nhất đáp án trả lời cho câu H7, H8 và ghi chép nội dung hoạt động ra vở học tập. - Nhóm 1,3 cử đại diện trả lời câu H7, nhóm 2,4 câu H8; và có thể nhận xét, bổ sung cho nhau. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện cho mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Có thể thảo luận 1 vấn đề chung còn thắc mắc. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét và chốt nội dung về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 4. Tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng - Dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Thiếu dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Cần thiết lập một chế độ ăn uống hợp lí để nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tiết 2. Hoạt động 2.2: ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỰC TIỄN (30 phút) *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin SGK/162 - GV tổ chức hoạt động học tập để HS nhận biết được ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt. - GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi H9, H10, H11. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, quan sát H35.11,12,13 thống nhất đáp án trả lời cho câu H9, H10, H11 và ghi chép nội dung hoạt động ra vở học tập. - Nhóm 1 cử đại diện trả lời câu H9, nhóm 2 câu H10, nhóm 3 câu H11; và nhóm 4 nhận xét và bổ sung cho 3 nhóm trên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, đại diện nhóm 4 nhận xét bổ sung (nếu cần). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét và chốt nội dung về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt. 1. Tìm hiểu ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt. Trong thực tiễn, người ta vận dụng sinh trưởng và phát triển để điều khiển vật nuôi, cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức khoẻ con người. Ví dụ: Sử dụng các chất kích thích như hormone sinh trưởng, trồng xen canh mía và bắp cải, Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín, lai tạo giống cho năng suất cao, *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin SGK/163; quan sát H35.14,15. - GV tổ chức hoạt động học tập để HS nhận biết được ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng, sâu hại. - GV sử dụng kĩ thuật chuyên gia, yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi H12, H13. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận cặp đôi hoặc nhóm, quan sát H35.14,15 thống nhất đáp án trả lời cho câu H12, H13 và ghi chép nội dung hoạt động ra vở học tập. - Nhóm 1,3 cử đại diện trả lời câu H12, nhóm 2,4 câu H13; và có thể nhận xét, bổ sung cho nhau. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện cho mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Có thể thảo luận 1 vấn đề chung còn thắc mắc. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét và chốt nội dung về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng, sâu hại. 2. Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng, sâu hại. Tìm hiểu về vòng đời một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp tiêu diệt và phòng trừ hợp lí. Ví dụ: + Giai đoạn muỗi gây hại cho con người (hút máu) là giai đoạn muỗi trưởng thành. + Giai đoạn trong vòng đời của bướm phá hoại mùa màng là giai đoạn sâu bướm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học thông qua câu trả lời của HS. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân, vận dụng kiến thức vừa học , liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. Tại sao khi trồng các cây ngày dài ở miền Bắc vào mùa đông thường cho năng suất thấp hơn khi trồng ở miền Nam của Việt Nam? 2. Hãy phân tích một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 3. Hãy kể tên một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt. 4. Hai bạn lớp em đang tranh luận về cách diệt trừ muỗi. Bạn thứ nhất cho rằng chỉ nên diệt muỗi trưởng thành vì chỉ ở giai đoạn này chúng mới gây hại. Còn bạn thứ hai cho rằng nên diệt chúng cả ở các giai đoạn khác. Hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân trong vở học tập và trình bày: 1à Cây ngày dài là loại cây thích nghi với điều kiện nhiều ánh sáng, nhưng trời mùa đông ở miển Bắc thường nhanh tối nên năng suất sẽ thấp hơn miền Nam. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời ở miền Nam dài hơn miền Bắc. 2à Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng; gà mái có thể nặng tới 5 - 6 kg trong thời gian khoảng 5-6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con. 3à Trong trồng trọt: thâm canh, xen canh, gối vụ cây trồng để tận dụng nguồn sống như dinh dưỡng, ánh sáng,...; sử dụng chất kích thích tăng trưởng, kích thích ra hoa, tạo quả,... 4à Nên tiêu diệt muỗi ở tất cả các giai đoạn để nâng cao hiệu quả diệt trừ loại côn trùng này, mặc dù chỉ giai đoạn muỗi trưởng thành mới gây hại cho con người nhưng muỗi trưởng thành có khả năng di chuyển rất nhanh nên khó tiêu diệt hơn ở các giai đoạn như trứng, âu trùng, nhộng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, 4 nhóm trả lời 4 câu hỏi trên à HS nhóm khác nhận xét, có thể bổ sung. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi 4 HS đại diện cho 4 nhóm lần lượt trình bày ý kiến cá nhân hoặc ý chung của nhóm à GV bổ sung nếu cần. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống, vận dụng kiến thức đã học giải thích cho các hiện tượng thực tế. b) Nội dung: Giải thích hiện tượng thực tế đời sống nhìn thấy được như: 1. Vì sao việc tắm nắng vào sáng sớm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? 2. Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể? 3. Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm, em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc làm này là gì? c) Sản phẩm: à Việc tắm nắng vào sáng sớm thường có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì ánh nắng buổi sáng sớm ít gây hại cho da trẻ nhưng lại giúp tăng cường chuyển hoá vitamin D có ích trong việc phát triển bộ xương của trẻ nhỏ. à Việc giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể nhằm giữ lại môi trường sống quen thuộc cho các sinh vật trong bể cá, đảm bảo sự thay đổi các nhân tố môi trường diễn ra từ từ, tránh hiện tượng sốc ở sinh vật do thay đổi môi trường đột ngột. à Thanh long là cây ra hoa trong điều kiện ngày dài (thời gian chiếu sáng dài). Người nông dân trồng thanh long thường xuyên thắp đèn vào ban đêm cho cây nhằm mục đích kích thích cây thanh long sớm ra hoa. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu mỗi HS liên hệ thực tế các hiện tượng có liên quan đến bài học và tự trả lời 3 câu hỏi trên. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân tự liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải thích theo cơ sở khoa học. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân 3 HS trình bày đáp án theo suy nghĩ của mình, các cá nhân còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế của HS có đảm bảo hiểu bài hay không, có thể bổ sung giúp các em. - Yêu cầu các em về nhà vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập 1,2,3/163 SGK.
File đính kèm:
- giao_an_khtn_7_sinh_hoc_chan_troi_sang_tao_bai_35_cac_nhan_t.docx