Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)

docx 6 trang phuong 21/11/2023 730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)
Ngày soạn...................
Ngày dạy...................
Bài 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ (T2)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.
- HS khắc phục những sai lầm, nhất là cách tư duy một chiều về lịch sử, coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng được gì trong cuộc sống. Qua đó giúp HS phát triển toàn diện ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi hữu ích.
- Giúp HS phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống.
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được khái niệm Sử học.
- Nêu được chức năng nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản)
Phân biệt được các nguồn sử liệu, biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: 
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử , trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới.
+ Trên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3. Về phẩm chất: 
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án (kế hoạch dạy học): Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
- Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có) .
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV
III. Tiến trình dạy - học:
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm 
b. Nội dung: Sản phẩm HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:
? Bạn có tin trên thế giới này từng tồn tại 1 loài sinh vật to lớn được gọi là: Khủng Long? Vì sao bạn lại tin???
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp tiếp cận
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm nguồn sử liệu và các phương pháp tiếp cận nguồn sử liệu. 
b. Nội dung: Sản phẩm HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Các nguồn sử liệu
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Em hãy nêu khái niệm và những nguồn sử liệu cơ bản?
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận
? Em hãy nêu khái niệm và lấy 2 ví dụ về các loại hình sử liệu cơ bản mà nhóm trình bày?
+ Nhóm 1: Lời nói truyền khẩu
+ Nhóm 2: Hiện vật
+ Nhóm 3: Hình ảnh
+ Nhóm 4: Thành văn
Nhiệm vụ 2: Một số phương pháp cơ bản của Sử học
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Em hãy liệt kê và nêu 1 số phương pháp cơ bản của Sử học?
? Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp tiếp cận nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS trình bày sản phẩm học tập
- HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp tiếp cận
a. Các nguồn sử liệu:
- Khái niệm: Nguồn sử liệu là tất cả thông tin về hoạt động của con người trong quá khứ được lưu giữ ở nhiều dạng khác nhau.
- Các nguồn sử liệu
+ Chia làm 2 nguồn sử liệu cơ bản: Sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp
+ Căn cứ vào hình thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại cơ bản.
b. Một số phương pháp cơ bản của Sử học
- Phương pháp trình bày
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Tham gia trò chơi câu cá
Câu 1: Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc loại tư liệu nào?
A. Tư liệu truyền miệng
B. Tư liệu gốc
C. Cả hai câu a và b đều đúng
D. Cả hai câu a và b đều sai
Câu 2: Những tấm bia ghi tên nhưng xnguowif đỗ tiến sĩ thời xưa ở văn miếu thuộc loại tư liệu nào?
A. Tư liệu hiện vật
B. Tư liệu chữ viết
C. Tư liệu truyền miệng
D. Tư liệu gốc
Câu 3: Những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay, từ quá khứ được lưu lại đến ngày nay là loại tư liệu nào?
A. Tư liệu hiện vật
B. Tư liệu truyền miệng
C. Nông nghiệp
D. Tư liệu gốc
Câu 4: Đâu là tư liệu hiện vật
A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Văn bia tiến sĩ
C. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.
D. Trống đồng Đông Sơn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Dự kiến sản phẩm
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
A
B
A
D
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Hãy liệt kê nơi em sinh sống có những tư liệu lịch sử cụ thể nào giúp em tìm hiểu về những gì xảy ra trong quá khứ?
.Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_1_hien_thuc_lich_su_va_nhan.docx