Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 2)

docx 5 trang phuong 21/11/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 2)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 2)
Ngày soạn...................
Ngày dạy...................
BÀI 2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG (T2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế
+ Rèn luyện kỹ năng: Sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử, kĩ năng giải thích phân tích sự kiện vấn đề lịch sử
+ Biết phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với thực tế cuộc sống
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, có ý thức trân trọng lịch ử - văn hóa dân tộc và thế giới, chăm chỉ tìm tòi khám phá lịch sử.
- Đề cao khả năng lao động sáng tạo, nhân dân thực sự trở thành chủ nhân của những thành tựu to lớn về kỹ thuật sản xuất của nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV
- Thiết kế giáo án theo định hướng phát triern năng lực, slide bài giảng điện tử, bảng thông minh.
2. HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới. 
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV cho HS nghe bài hát: Nhớ về cội nguồn (Hồ Tuấn) hỏi HS:
? Bài hát đề cập đến vấn đề gì? Em hiểu thế nào là cội nguồn?
? Vì sao con người có nhu cầu tìm hiểu về bản thân và xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.	
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời
 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 1: Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
 Đọc thông tin và quan sát Bảng 2., hình 2.3 hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời? Cho ví dụ.
? Quan sát các tư liệu dưới đây và cho biết vai trò của tri thức lịch sử?
? Theo em quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Thu thập, xử lý thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.
HS đọc SGK thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
? Trình bày khái niệm thu thập dữ liệu; xử lý thông tin và sử liệu? Cho ví dụ?
Nhiệm vụ 3: Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập
Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã được em vận dụng vào thực tiễn
Bài
Tri thức, bài học lịch sử
Nội dung vận dụng vào thực tiễn
1
Bài học về lòng yêu nước và đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong đại dịch covit vừa qua cả nước đã cùng đồng lòng thực hiện những biện pháp do Đảng và nhà nước đề ra đề đẩy lùi đại dịch.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
a. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng
- Tri thức về lịch sử biến đổi không ngừng và phát triển 
 - Việc học tập lịch sử suốt đời giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức
b. Thu thập, xử lý thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.
- Thu thập dữ liệu là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập và nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
- Xử lý thông tin và sử liệu: Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.
c. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Sử dụng tri thực lịch sử, thông qua tri thức lịch sử giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động: 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
GV tổ chức trò chơi Plants vs Zombies
Để diệt zombies các em sẽ phải vượt qua những câu hỏi sau
Câu 1: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A . Lịch sử là môn khó, cần phải học suốt đời để hiểu được lịch sử
B. Tri thức và kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho hiện tại và định hướng cho tương lai
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng nhiều điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá 
D. Học tập và tìm tòi lịch sử giúp đưa lại nhưng cơ hội nghề nghiệp thú vị
 Câu 2: Hình thức nào KHÔNG phù hợp với môn lịch sử
A. Học trên lớp 
B. Xem phim tài liệu lịch sử
C. Tham quan, điền dã
D. Học trong phòng thí nghiệm
Câu 3 Bước đầu tiên trong quy trình thu thập, xử lý thông tin và sử liệu là: 
A. lập thư mục và danh mục các sử liệu cần thu thập
B. Sưu tầm, đọc và chép thông tin sử liệu
C. Chọn lọc và phân loại sử liệu
D. Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu
Câu 4: Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa:
A. Khảo sát và tìm kiếm 
B. Hiện thức lịch sử và tri thức lịch sử
C. Giữa phân loại và đánh giá
D. Quá khứ và thực tại
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
C
D
A
B
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d.Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covit 19?
 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
 Học bài, hoàn thành các bài tập 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_2_tri_thuc_lich_su_va_cuoc.docx