Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 1)

docx 6 trang phuong 21/11/2023 730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 1)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 1)
Ngày soạn..............................
Ngày dạy..............................
Bài 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC (T1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Giải thích được Sử học là một môn khoa học có tính liên ngành.
- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử
- Giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế
+ Rèn luyện kỹ năng: Sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử, kĩ năng giải thích phân tích sự kiện vấn đề lịch sử
+ Biết phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với thực tế cuộc sống
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
Giáo viên: 
- Thiết kế KHBD, slide bài giảng điện tử, bảng thông minh.
- Một số tư liệu có liên quan
2. Học sinh: 
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới. 
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Sử học thuộc khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.	
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Sử học là khoa học ra đời sớm với đối tượng nghiên cứu rộng, có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác. Các ngành khoa học càng phát triển càng có sự giao thoa lẫn nhau về tri thức của xã hội loài người. Vậy sử học và các khoa học khác có mối quan hệ lẫn nhau như thế nào. Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Sử học-môn khoa học mang tính liên nghành
a. Mục tiêu: 
- Giải thích được Sử học là một môn khoa học có tính liên ngành.
- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát sơ đồ sau và giải thích: Vì sao Sử học là môn khoa học mang tính chất liên nghành. Lấy ví dụ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
1. Sử học - môn khoa học mang tính liên nghành
- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu trong liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cũng như kết hợp khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan
Hoạt động 2: Mối liên hệ giữa Sử học với các nghành khoa học xã hội và nhân văn
a. Mục tiêu : Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
b. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát những tư liệu sau đây và cho biết tên các nghành khoa học có liên quan?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
2. Mối liên hệ giữa Sử học với các nghành khoa học xã hội và nhân văn 
a. Sử học với các nghành khoa học xã hội và nhân văn 
- Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu và nguồn cam hứng đưa đến sự ra đời của các tác phẩm văn học, nghệ thuật đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của môt số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác
b. Các nghành khoa học xã hội và nhân văn với Sử học 
- Những thông tin của các nghành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.
- Mối liên hệ giữa sử học với các nghành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động: 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
 Tổ chức trò chơi Đá bóng Thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để đưa bóng vào gôn. 
Câu 1: Sử học là môn khoa học có tính chất liên nghành vì: 
A. Đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện
B. Phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp
C. Lĩnh vực nghiên cứu đơn giản
D. Đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu
Câu 2: Việc sử dụng tri thức từ nghành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách: 
A. Cụ thể và đơn giản
B. Toàn diện và chính xác tuyệt đối
C. Toàn diện, cụ thể và chính xác
D. Đơn giản và hiệu quả
Câu 3: Với các nghành khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học KHÔNG có khả năng nào sau đây?
A. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại
B. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển
C. Xác định rõ nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển
D. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai
Câu 4: Với các nghành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có khả năng
A. Hợp nhất
B. Nghiên cứu độc lập
C. Hợp nhất từng nghành
D. Liên kết
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
A
C
A
D
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d.Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Hãy xây dựng 1 bài giới thiệu về trường học/gia đình của em,trong những năm gần đây (lưu ý: bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kí năng, phương pháp liên nghành).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_3_su_hoc_voi_cac_linh_vuc_k.docx