Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 1, 2)

docx 7 trang phuong 21/11/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 1, 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 1, 2)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 1, 2)
Ngày soạn...................
Ngày dạy...................
Bài 7: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY (T1,2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời Phục hưng
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt:
+ Biết cách sưu tầm khai thác và sử dụng tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ... để tìm hiểu nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới
- Nhân ái: Trân quý những cống hiên mang tính tiên phong và bảo vệ nhưng giá trị văn hóa của nhân loại.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
- Bảng phụ, máy trình chiếu, 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài học mới theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động.
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Đoán tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Hy Lạp và La Mã là hai nền văn minh cổ ở khu vực Địa Trung Hải. Văn Hy Lạp hình thành từ thiên niên kỉ III, đạt đến đỉnh cảo ở thế kỉ V TCN, trong đó từ thế kỉ II TCN người La Mã đã tiếp nhận nền văn minh Hy Lạp và phát triển thành một dòng chảy văn minh liên tục với những thành tựu cao hơn. Nền văn minh Hy Lạp La Mã hình thành trên cơ sở nào và những thành tựu của nó có ý nghĩa lịch sử gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học này nhé.
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Văn minh Hy Lạp, La Mã
a. Mục tiêu: - Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK
c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia HS thành 4 nhóm quan sát sơ đồ 6.3 và đọc thông tin SGK hiện nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên của vùng đất Hy Lạp và la mã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh
+ Nhóm 2: Nêu đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời kỳ cổ đạiKinh tế Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có những đặc điểm nổi bật gì? Theo em sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra những cơ sở gì để văn minh Hy Lạp la mã cổ đại phát triển
+ Nhóm 4: Vì sao nói chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp La Mã cổ đại có tính chất điển hình trong lịch sử cổ đại?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày và các HS khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Văn minh Hy Lạp, La Mã
1.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý: khu vực địa Trung Hải ba mặt giáp biển, có nhiều đảo lớn nhỏ, đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng, có điều kiện giao lưu, kết nối, tiếp thu ảnh hưởng của nền văn minh phương Đông cổ đại.
+ Điều kiện: Tài nguyên khoáng sản phong phú để phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải
- Dân cư
+ Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người: Ê-ô-li-êng, A-kê-ăng, Đô-ni-êng. 
+ Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, về sau 1 bộ phần người I-ta-li-an dựng nên thành Rô-ma nên còn gọi là người Rô Ma.
- Kinh tế
Ở Hy Lạp và La Mã kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
b. Chính trị - xã hội.
- Chính trị
+ Vào khoảng thế kỷ VIII-VII TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã ra đời.
+ Ở Hy Lạp là quốc gia thành bang.
+ Ở La Mã nhà nước điển hình là nền cộng hòa quý tộc, nhà nước để chế.
- Xã hội.
+ Xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm: chủ nô, bình dân và nô lệ
Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế sở hữu nhiều nô lệ.
Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công và nô lệ được giải phóng.
Nô lệ là từng lớp chiếm số đông trong xã hội làm việc nặng nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công
Hoạt động 2: Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời Phục hưng
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK
c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia HS thành 5 nhóm mỗi nhóm tương ứng với 1 thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã
+ Nhóm 1: Chữ viết
+ Nhóm 2: Văn học
+ Nhóm 3: Lịch
+ Nhóm 4: Khoa học
+ Nhóm 5: Kiến trúc
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày và các HS khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã
a. Chữ viết, chữ số 
- Hệ thống chữ La tinh ra đời dựa trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp
- Người La Mã còn tạo ra hệ thống chữ số với 7 chữ cơ bản, gọi là chữ số La Mã.
b. Văn học: I-li-át và Ô-đi-xê 
c. Triết học
- Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại được xem là những thành tựu rực rỡ của nền văn minh phương Tây tạo nên cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.
d. Tôn giáo
- Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật đó là sự ra đời của Thiên Chúa giáo (thế kỉ I). Sau đó trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. 
e. Lịch
- Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra dương lịch
f. Khoa học: Tailét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét
g. Kiến trúc điêu khắc 
- Hy lạp: Đền Pác-tê-nông, đền A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt, tượng thần Dớt, tượng nữ thần A-tê-na, tượng Vệ nữ thành Mi-lô
- Kiến trúc La Mã cổ đại: Kiến trúc mái vòm. Xây dựng các nhà thờ, công trình công cộng
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức vừa tìm hiểu.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
Hãy ghép nhân vật lịch ử với lĩnh vực khoa học mà họ có nhiều cống hiến
Lĩnh vực khoa học
a.Pi-ta-go
Văn học
b. A-ri-xtốt
Sử học
c. Hô-me
Khoa học tự nhiên
d. Ta-lét
Triết học
e. Ác-si-mét
g. Hê-rô-đốt
h. Pla-tông
i. Tuy-xi-dít
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: học sinh có thể làm bài tập ở nhà bằng phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HSEm ấn tượng nhất với thành tựu nào của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. Hãy chia sẻ với cả lớp và nêu lí do
 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_7_mot_so_nen_van_minh_phuon.docx