Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 3)

docx 8 trang phuong 21/11/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 3)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây (Tiết 3)
Ngày soạn......................
Ngày dạy........................
Bài 7: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY (T3)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời Phục hưng
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt:
+ Biết cách sưu tầm khai thác và sử dụng tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ... để tìm hiểu nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới
- Nhân ái: Trân quý những cống hiên mang tính tiên phong và bảo vệ nhưng giá trị văn hóa của nhân loại.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
- Bảng phụ, máy trình chiếu, 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài học mới theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động.
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Đây là đất nước nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Phong trào văn hóa Phục hưng có nghĩa là tái sinh trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La mã. Đây không những là cuộc cách mạng về văn hóa mà còn là cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đường thời. Phong trào văn hóa Phục hưng hình thành trong bối cảnh lịch sử nào và đạt được những thành tựu gì vào kho tàng di sản văn minh nhân loại? Bài học sẽ giúp em lí giải điều đó.
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Văn minh thời Phục hưng
a. Mục tiêu: Phân tích được bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế chính trị xã hội hình thành phong trào văn hóa phục hưng.
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh thời phục hưng
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK
c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Nhiệm vụ 1: Bối cảnh lịch sử
GV HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập
Nội dung
Phiếu học tập
Bối cảnh lịch sử
Mục tiêu
Tiền đề kinh tế
Tiền đề về chính trị xã hội
Nhiệm vụ 2: Những thành tựu cơ bản
GV tổ chức cho HS làm bài tập
1. M. Xéc-van-tét 
a. Tác phẩm Nàng Mô-na Li sa, Bữa ăn tối cuối cùng.
2. W. Sếch-pia
b. Một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm Đôn-ki-hô-tê
3. Lê-ô-nađơ Vanh-xi
c. là tác giả người Anh với nhiều vở kịch nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét
4. Mi-ken-lăng-giơ
d. Sự sáng tạo của A-đam, tượng Đa-vít
5. Pi-e Giôn-sát
e. Quyển thư tình thứ nhất, Quyển thư tình thứ hai.
? Trình bày nội dung và ý nghĩa của phong trào phục Hưng?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày và các HS khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Văn minh thời Phục hưng
a. Bối cảnh lịch sử 
Bối cảnh lịch sử
- Đến thời hậu kỳ trung đại đặc biệt là với sự phát triển của các thành thị và tác động của các cuộc phát kiến địa lý kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi.
- Phong trào đầu tiên diễn ra ở thành phố Phở-lo-ren (Italy) sau đó lan rộng khắp châu Âu.
Mục tiêu
Khôi phục tinh hoa văn hóa Hy Lạp La Mã, xây dựng nền văn hóa mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật.
Tiền đề kinh tế
- Quan hệ sản xuất TBCN hình thành cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Gắn liền với xuất hiện các thành thị trung đại là sự ra đời của nhiều trường đại học như Đại học Pa-ri (Pháp), Đại học O-xphớt (Anh),.
Tiền đề về chính trị xã hội
- Lực lượng tư sản vừa ra đời cần có hệ tư tưởng và nền văn hóa mới đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ của giai cấp phong kiến và giáo hội Thiên Chúa giáo.
b. Những thành tựu cơ bản
- Một số thành tựu tiêu biểu
Phong trào Văn hoá Phục hưng thời kì này phát triển đến đỉnh cao của văn học, triết học, tư tưởng và khoa học kĩ thuật với sư xuất hiện các tác giả tiêu biểu như: M. Xéc-van-tét, W. Sếch-pia, Lê-ô-nađơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ
- Nội dung:
+ Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đã phá trật tự phong kiến.
+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
- Ý nghĩa:
+ Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.
+ Là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản. Là khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.
GV bổ sung: Những thành tựu cơ bản
Miguel de Cervantes (Xéc-van-tét)
Miguel de Cervantes (1547-1616) là một nhà văn nổi tiếng của Thời kỳ hoàng kim Tây Ban Nha, người nổi bật như một tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết kịch và người lính. Các tác phẩm của ông là khởi đầu của tiểu thuyết hiện đại.
Michelangelo (1475-1564)
Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475, mất ngày 18 tháng 2 năm 1564), thường được gọi là Michelangelo, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý. Sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu nhân vật thời Phục hưng, cùng với Leonarda da Vinci, Raphael và Titian (Tiziano Vecelli)
Leonardo di ser Piero da Vinci ( 1452 – 1519)
Lêôna đơ Vanhxi  Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. 
William Shakespeare (1564 – 1616)
Sếch – Xpia: Ông là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Thi sĩ của dòng sông Avon" Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.
N. Côpecnic Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính, sự phát triển thuyết nhật tâm của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử, đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại
Lâu đài Sam-bô
Là lâu đài lớn nhất ở thung lũng Loire, được Francois đệ nhất (1515-1547) vào năm 1539 theo kiến trúc thời kỳ Phục hưng, với mục đích làm nơi săn bắn cho ông. Khuôn viên lâu đài bao gồm một ngôi làng, các trang trại và khu rừng rộng gần 5440 ha cùng hệ động thực vật phong phú, nhiều nhất là nai và heo rừng hoang dã.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức vừa tìm hiểu.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?
A. Phật giáo. 
B. Ấn Độ giáo
C. Đạo Hồi
D. Đạo Kitô
Câu 2: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. Đức
B. Thụy Sĩ
C. Ý
D. Pháp
Câu 3: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:
A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.
B. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.
C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.
D. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.
Câu 4: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:
A. “Những người thông minh”.
B. “Những người khổng lồ”.
C. “Những người thông minh”.
D. “Những người thông minh”.
Câu 5: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
A. Đạo Hồi
B. Đạo Tin Lành
C. Đạo Dạo Thái
D. Đạo Kitô
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
D
C
D
B
B
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: học sinh có thể làm bài tập ở nhà bằng phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS : Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu (theo cach của em) về một công trình/ tác phẩm/ nhà văn văn hoá Phục hưng mà em ấn tượng nhất?
 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_7_mot_so_nen_van_minh_phuon.docx