Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (Tiết 3)

docx 5 trang phuong 21/11/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (Tiết 3)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại (Tiết 3)
Ngày soạn............... 
Ngày dạy................
BÀI 8: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI (T3)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
- Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
- Hiểu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ đó có thái đội đúng đắn với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm sử dụng tư liệu lịch ử để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
+ Góp phần hình thành và phát trển các năng lực tìm hiểu lịch sử nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3.Phẩm chất:
- Có thái độ trân trọng nhwunxg thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Khách quan, trung thực chăm chỉ có ý thức tự tìm tòi khám phá lịch sử.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
Phương tiện làm việc nhóm
Phiếu học tập
2.Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: 
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
? Đây là thành phố nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.	
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng lần thứ nhất và lần thứ hai
a. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ đó có thái đội đúng đắn với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa
GV cho HS đọc sgk thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Nhóm 1,2: Trình bày ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?
+ Nhóm 3,4: Trình bày tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với xã hội?
+ Nhóm 5,6: Trình bày tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với văn hóa
Nhiệm vụ 2: Tác động
HS đoạc SGK và trả lời câu hỏi
? Quan sát các bức ảnh sau và cho biết tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với xã hội?
? Em hãy cho biết tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với văn hóa?Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
 GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng lần thứ nhất và lần thứ hai
3.1. Ý nghĩa
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm thay đổi diện mạo các nước tư bản. Những tiến bộ về kĩ thuật đã mở ra khả năng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khi hóa sang điện khí hóa, làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Cách mạng công nghiệp đã góp phần thức đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
3.2. Tác động
a. Đối với xã hội
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản hình thành.
- Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội tư bản.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân.
b. Đối với văn hóa
- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.
- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người
- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động: 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
? Hoàn thành bảng thống kê hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại theo các tiêu chí sau:
Lĩnh vực
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Đặc điểm
Thành tựu nổi bật
Ý nghĩa, giá trị
Tác động kinh tế
Tác động xã hội
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu 1. Điện và động cơ điện
Câu 2. Máy bay
Câu 3. Dầu mỏ
Câu 4. Các Ben
Câu 5. Hen-ri Pho
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy trình bày một tác động về văn hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với đất nước hoặc bản thân em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_8_cach_mang_cong_nghiep_tho.docx