Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)

docx 10 trang phuong 21/11/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)

Giáo án Lịch Sử 10 (Cánh Diều) - Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)
Ngày soạn............... 
Ngày dạy................
BÀI 9: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI (T2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
- Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
- Nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ đó có thái đội đúng đắn với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm sử dụng tư liệu lịch ử để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
+ Góp phần hình thành và phát trển các năng lực tìm hiểu lịch sử nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Khách quan, trung thực chăm chỉ có ý thức tự tìm tòi khám phá lịch sử.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
Phương tiện làm việc nhóm
Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: 
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c. .Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
? Xem video và cho biết: Điểm khác biệt cơ bản của robot Sopia với các robot trước đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.	
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
a. Mục tiêu: 
 - Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
- Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Bối cảnh lịch sử
? Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 9.2, hãy trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
Nhiệm vụ 2: Những thành tựu cơ bản
GV chia HS làm 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm và thành tựu về trí tuệ nhân tạo
+ Nhóm 2: Trình bày những thành tựu về internet kết nối vạn vật
+ Nhóm 3: Trình bày khái niệm và những thành tựu về dữ liệu lớn (Big data)
+ Nhóm 4: Trình bày những thành tựu về Công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
 GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2.1. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ thế kỷ XXI, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, tiếp tục là những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng này.
2.2. Những thành tựu cơ bản
a. Trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh
- Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng
b. Internet kết nối vạn vật
- Là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểmvà con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.
c. Dữ liệu lớn
- Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. 
- Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước
d. Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học và sự phát triển của các ngành, đa ngành cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực vật lý, máy in 3D, công nghệ na-nô
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động: 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
HS tham gia trò chơi: Đào vàng
Câu 1: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các công nghệ ảo và thực tế, thông qua các công nghệ nào?
Câu 2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ thế kỷ nào?
Câu 3: Nguồn gốc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là:
Câu 4: Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Trí tuệ nhân tạo
B. Internet
C. Dữ liệu lớn
D. Điện toán đám mây
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu 1: Trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật và dữ liệu lớn.
Câu 2: Thế kỉ XXI
Câu 3: Nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất
Câu 4: B
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d.Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Hằng ngày, gia đình, bạn bè và bản thân em thường sử dụng thiết bị điện tử nào? Theo em sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internetcó ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay? 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
******************************
Ngày soạn............... 
Ngày dạy................
BÀI 9: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI (T3)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
- Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
- Nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ đó có thái đội đúng đắn với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
+ Góp phần hình thành và phát trển các năng lực tìm hiểu lịch sử nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Khách quan, trung thực chăm chỉ có ý thức tự tìm tòi khám phá lịch sử.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
Phương tiện làm việc nhóm
Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: 
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
? Nhìn logo đoán tên ứng dụng
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.	
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1.Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ đó có thái đội đúng đắn với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa
GV chia HS thành 6 nhóm thực hiện nhiệm vụ
+ Nhóm 1,2: Trình bày ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?
+ Nhóm 3,4: Trình bày tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?
+ Nhóm 5,6: Trình bày tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với văn hóa
Nhiệm vụ 2: Tác động
GV chia HS làm 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm và thành tựu về trí tuệ nhân tạo
+ Nhóm 2: Trình bày những thành tựu về internet kết nối vạn vật
+ Nhóm 3: Trình bày khái niệm và những thành tựu về dữ liệu lớn (Big data)
+ Nhóm 4: Trình bày những thành tựu về Công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác
? THẢO LUẬN
Các bạn nam
- Một ngày em chơi game/ lên mạng xã hội khoảng trung bình khoảng bao nhiêu thời gian?
- Theo em, chơi game có lợi và có hại gì?
Các bạn nữ
- Một ngày em lên các trang (app) mạng xã hội khoảng trung bình khoảng bao nhiêu thời gian?
- Em suy nghỉ gì về hiện tượng “Sống ảo” hiện nay?
- Em suy nghỉ gì về câu nói “ mạng xã hội là con dao hai lưỡi” ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
 GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
3.1 Ý nghĩa
- Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao. Có thể giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế to lớn
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
3.2 Tác động
a. Đối với xã hội
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến xã hội với sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại.
- Giai cấp công nhân tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị -xã hội chủ yếu trong cuộc đấu tranh chính trị
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác tiêu cực như gia tăng khoảng cách giàu nghèo, xói mòn bản sắc văn hóa.
b. Đối với văn hóa
- Tích cực:
+ Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người
+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn.
+ Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân
- Tiêu cực:
- Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ
- Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”
- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
- Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động: 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
Lập bảng thống kê về những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại theo gợi ý dưới đây?
STT
Tên thành tựu
Tên tác giả
Thời điểm ra đời
Quốc gia xuất hiện đầu tiên
Lĩnh vực
Ý nghĩa (tại thời điểm xuất hiện và hiện này)
1
2
3
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d.Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Qua việc học trên lớp và quan sát đời sống xung quanh, em hãy chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của một phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Theo em, chúng ta có thể hạn chế/ tránh được những mặt tiêu cực của phát minh đó hay không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm trên
 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_canh_dieu_bai_9_cach_mang_cong_nghiep_tho.docx