Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)

docx 5 trang phuong 05/12/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)

Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại (Tiết 2)
Ngày soạn............... 
Ngày dạy................
BÀI 12: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI (T2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
- Nêu được những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công thời kief hiện đại
- Nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ đó có thái đội đúng đắn với những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm sử dụng tư liệu lịch ử để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
+ Góp phần hình thành và phát trển các năng lực tìm hiểu lịch sử nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Khách quan, trung thực chăm chỉ có ý thức tự tìm tòi khám phá lịch sử.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
Phương tiện làm việc nhóm
Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: 
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c. .Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
? Xem video và cho biết: Điểm khác biệt cơ bản của robot Sopia với các robot trước đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.	
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới
Bước vào TK XXI, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các quốc gia trên toàn thế giới, góp phần thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đồng thời với đó là sự ra đời cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để hiểu rõ quá trình nafyc húng ta cùng tìm hiểu vào học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
a. Mục tiêu:   Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
- Nêu được những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Bối cảnh lịch sử
? Đọc thông tin SGK, hãy trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
Nhiệm vụ 2:  Thành tựu tiêu biểu
GV chia HS làm 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Trình bày khái niệm và thành tựu về trí tuệ nhân tạo
+ Nhóm 2: Trình bày những thành tựu về internet kết nối vạn vật
+ Nhóm 3: Trình bày khái niệm và những thành tựu về dữ liệu lớn (Big data)
+ Nhóm 4: Trình bày những thành tựu về Công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
 GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt  nội dung.
II. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI và vẫn đang tiếp diễn.
- Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ. 
- Nhân loại cũng đang phải đối mặt với hang loạt vấn đề như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
2. Thành tựu tiêu biểu
Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (loT) và dữ liệu lớn (big Data).
- Trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh
- Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng
- Internet kết nối vạn vật
- Là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểmvà con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.
- Dữ liệu lớn (big data)
- Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. 
- Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học và sự phát triển của các ngành, đa ngành cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực vật lý, máy in 3D, công nghệ na-nô.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ
d. Tổ chức hoạt động: 	
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
HS tham gia trò chơi: Đào vàng, mỗi câu hỏi tương ứng với một số vàng nhất định. HS vượt qua các câu hỏi để tìm được số vàng mong muốn.
Câu 1: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các công nghệ ảo và thực tế, thông qua các công nghệ nào?
Câu 2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ thế kỷ nào?
Câu 3: Nguồn gốc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là:
Câu 4: Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Trí tuệ nhân tạo
B. Internet
C. Dữ liệu lớn
D. Điện toán đám mây
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4:  GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu 1: Trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật và dữ liệu lớn.
Câu 2: Thế kỉ XXI
Câu 3: Nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất
Câu 4: B
4. Hoạt động vận dụng	
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d.Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiêm vụ  cho HS: Hằng ngày, gia đình, bạn bè và bản thân em thường sử dụng thiết bị điện tử nào? Theo em sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internetcó ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay? 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4:  GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_bai_12_cac_cuoc_cach_m.docx