Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 1)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 1)
Ngày soạn ........................... Ngày dạy............................. BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI (T1) MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. - Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa của dân tộc, tri thức lịch ử và văn hóa nhân loại. - Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể - Phân tích được tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết vận động mọi người xung quanh tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa, chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử. II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Phương tiện làm việc nhóm Phiếu học tập Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động khởi động: a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới. b.Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh d.Tổ chức thực hiện Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ Xem video và cho biết đây là di sản văn hóa nào đang được nhắc tới trong video? Quan họ Chèo Nhã nhạc cung đình Huế Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới Qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã tạo dựng được nhiều di sản có giá trị to lớn, nhiều di sản và di tích đã được phân loại, xếp hạng, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESSCO ghi danh là di sản thế giới. Điều đó đặt ra nhiệm vụ gì cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản? Sử học đóng góp gì cho công tác này cũng như cho công nghiệp văn hóa và du lịch ngày này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Sử học với sự phát triển ngành Công nghiệp hóa a. Mục tiêu: Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV chia HS thành 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ + Nhóm 1: Di sản văn hóa là gì? Sử học có vai trò như thế nào đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? + Nhóm 2: Phố cổ Hà Nội trong hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến nay? + Nhóm 3: Quan sát hình 4.4 và giải thích vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn? Vì sao chúng ta cần phải ngăn chặn việc phá hủy các di tích lịch sử, văn hóa + Nhóm 4: Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì? Hãy nêu một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Làm việc cá nhân: Sau khi thảo luận nhóm HS sẽ đọc SGK làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi ? Vì sao chúng ta cần phải ngăn chặn việc phá hủy các di tích lịch sử, văn hóa? ? Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì? Trò chơi thử tài âm nhạc: GV tổ chức cho HS tham gia: Cả lớp sẽ xem qua 1 lượt đoạn nhạc về 1 điệu hát quan họ. Sau khi nghe xong mỗi tổ sẽ cử 1 đại diện hát. Nếu trong trường hợp tổ không cử được ai hát thì cả tổ sẽ hát. Tổ nào hát hay nhất sẽ có 1 phần quà. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. HS trả lời, nhóm khác nhận xét Bước 4. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung. I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. 1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó. 2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, của con người, góp phần kéo dài tuổi thọ của di sản vì sự phát triển bền vững - Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể loại tài sản dễ bị tổn thương nhất, nhờ công tác bảo tồn di sản thông qua những giải pháp khác nhau mà di sản được tái tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS GV tổ chức trò chơi “Diệt virut corona ”. Trò chơi gồm 4 câu hỏi trắc nghiệm Ở mỗi câu hỏi, các em sẽ có thời gian 20 giây để đưa ra đáp án.Mỗi một câu trả lời đúng sẽ tiêu diệt được virut Câu 1. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa? A. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản B. Bảo tồn và khôi phục các di sản C. Bảo vệ và lưu giữ các di sản D. Bảo vệ, khôi phục các di sản Câu 2. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây: A. Di sản văn hóa phi vật thể B. Di sản thiên nhiên C. Di sản văn hóa vật thể D. Di sản ẩm thực Câu 3. Hát Xoan là di sản văn hóa nào dưới đây: A. Di sản văn hóa vật thể B. Di sản thiên nhiên C. Di sản văn hóa phi vật thể D. Di sản ẩm thực Câu 4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì? A. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam B. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vì sự phát triển bền vững C. Phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội D. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án A C C B 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng b. Nội dung: + Phát vấn + Hoạt động cá nhân/ cả lớp c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao d.Tổ chức thực hiện Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Hoàn thành bảng sau Giới thiệu về một di sản nước ta được UNESCo công nhận là di sản văn hóa thế giới bằng 1 bài viết ngắn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS trình bày Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_bai_4_su_hoc_voi_mot_s.docx