Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 2)
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 2)
Ngày soạn............................... Ngày dạy................................. BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. - Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch ử và giá trị văn hóa của dân tộc, tri thức lịch ử và văn hóa nhân loại. - Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể - Phân tích được tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết vận động mọi người xung quanh tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa, chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử. II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phương tiện làm việc nhóm - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh d.Tổ chức thực hiện Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ HS xem đoạn video về Thánh địa Mỹ Sơn và trả lời câu hỏi: ? Địa danh nào được tới trong đoạn video? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Sử học với sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa. a. Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. ? Dựa vào hình 4.5 và những hiểu biết cá nhân, em hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa? Lấy ví dụ. Nhiệm vụ 2: Vai trò của một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học ? Em hãy cho biết vai trò của ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học? Lấy ví dụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. HS trả lời, nhóm khác nhận xét Bước 4. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung. II. Sử học với sự phát triển Công nghiệp hóa. 1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá - Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. - Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa 2. Vai trò của các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với Sử học. - Cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn - Công nghiệp văn hóa phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hóa thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản Hoạt động 2: Sử học với sự phát triển du lịch a. Mục tiêu: Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa của dân tộc, tri thức lịch ử và văn hóa nhân loại. b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Qua những hình ảnh này em có thể cho biết tác động của Sử học đối với sự phát triển du lịch? ? Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào? ? Lễ hội nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở nước ta? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử. Nhiệm vụ 2: Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá ? Dựa vào sơ đồ 4.2 em hãy phân tích những tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa? Lấy ví dụ cụ thể và phân tích. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. HS trả lời, nhóm khác nhận xét Bước 4. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung. III. Sử học với sự phát triển du lịch 1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch - Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. - Du lịch khai thác các di sản văn hóa, lịch sử, giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. 2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá - Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử-văn hóa của địa phương, dân tộc. - Du lịch văn hóa phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS GV tổ chức trò chơi” Chiếc vòng đa sắc”. Trò chơi gồm 4 câu hỏi trắc nghiệm Ở mỗi câu hỏi, các em sẽ có thời gian 10 giây để đưa ra đáp án.Để trả lời, em sẽ giơ thẻ màu tương ứng với màu đáp án: Câu 1. Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hóa? A. Du lịch khám phá B. Điện ảnh C. Thời trang D. Xuất bản Câu 2. Công nghiệp hóa có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học? A. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử B. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc C. Nghiên cứu, đề xuất các chiến lược phát triển bền vững D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây thuộc công nghiệp văn hóa A. Du lịch mạo hiểm B. Nghành du lịch nói chung C. Du lịch văn hóa D. Du lịch khám phá Câu 4. Hình ảnh từ bộ phim lịch sử nổi tiếng Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mỹ thuộc lĩnh vực nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng b. Nội dung: + Phát vấn + Hoạt động cá nhân/ cả lớp c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao d.Tổ chức thực hiện Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Hoàn thành bảng sau Giả sử em có định hướng nghề nghiệp là một hoặc một số lĩnh vực nêu trên của công nghiệp văn hóa. Hãy đề xuất một sô ý tưởng trong học tập lịch sử để trang bị cho mình những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp tương lai. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS trình bày Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_bai_4_su_hoc_voi_mot_s.docx