Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
Ngày soạn................... Ngày dạy................... Bài 6: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giải thích được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại - Nêu được ý nghĩa của những thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại. - Đánh giá được vai trò vị trí và cống hiến của văn minh Ai Cập cổ đại trong lịch sử văn minh thế giới 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: + Biết cách sưu tầm khai thác và sử dụng tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ... để tìm hiểu nền văn minh Ai Cập cổ đại. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới - Nhân ái: Trân quý những cống hiên mang tính tiên phong và bảo vệ nhưng giá trị văn hóa của nhân loại. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10 - Bảng phụ, máy trình chiếu, 2. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị bài học mới theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động khởi động. a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế hco HS đi vào tìm hiểu bài học mới b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh này giúp em nghĩ tới đất nước nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới. Người Ai Cập cổ đại gọi quê hương của mình là Kê – mét nghĩa là Đất đen, dải đất hai bên bờ sông Nin. Nơi đó trong hơn ba thiên niên kỉ tồn tại, họ đã ghi tên mình vào lịch sử nhân loại với tư cách là chủ nhân một trong những nên văn minh cổ xưa và rực rỡ nhất của nhân loại. Bài học sẽ lí giải cơ sở hình thành, nêu được thành tựu và ý nghĩa của nền văn minh Ai Cập cổ đại. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Cơ sở hình thành a. Mục tiêu: Biết được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS làm 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ + Nhóm 1,2: Dựa vào lược đồ 6.1 em hãy giải thích về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rê-đốt “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” + Nhóm 3,4: Điều kiện địa lí tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế Ai Cập? Quan sát hình 6.2 mô tả một số hoạt động kinh tế và nêu đặc trưng căn bản của kinh tế Ai Cập cổ đại? + Nhóm 5,6: Quan sát tư liệu 6.3, Xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập? Ý nghĩa ra đời của Nhà nước Ai Cập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày và các HS khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. I. Cơ sở hình thành 1. Điều kiện tự nhiên và dân cư a. Cơ sở hình thành - Địa hình Ai Câp 90% là sa mạc, có sông Nin dài 6700 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. - Lưu vực sông Nin đất đai phì nhiêu, mềm xốp dễ canh tác, nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cùng nguồn thủy sản và hệ động vật phong phú. - Cư dân chủ yếu của người Ai Cập là các bộ lạc Li-bi, sau đó là các bộ tộc Ha – mít. 2. Điều kiện kinh tế - Đặc trưng cơ bản của kinh tế Ai Cập: chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp và giao thương. 3. Điều kiện chính trị - xã hội - Xã hội Ai Cập cổ đại là một xã hội có nhiều giai cấp tầng lớp và phân hóa rõ rệt. - Xã hội gồm có giai cấp thống trị (quý tộc, tăng lữ), giai cấp bị trị (nông dân công xã, nô lệ). - Nhà nước Ai Cập ra đời là một trong những thành tựu nổi bật của văn minh nhân loại. Đanh dấu bước phát triển trong tổ chức và quản lí con người. Hoạt động 2: Những thành tựu văn minh cơ bản a. Mục tiêu: Biết được những thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập cổ đại b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS làm 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ Lĩnh vực Thành tựu Chữ viết văn học Nhóm 1: Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì? Việc xây dựng thư viện Alexxandria thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì? Tín ngưỡng tôn giáo Nhóm 2: Tại sao người Ai Cập cổ đại lại sùng bái tự nhiên? Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại Khoa học tự nhiên Nhóm 3: Theo em, tại sao người Ai Cập rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật? Kiến trúc điêu khắc Nhóm 4: Người Arab có câu nói “con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ Kim Tự Tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói đó? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày và các HS khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. II. Những thành tựu văn minh cơ bản Lĩnh vực Thành tựu Chữ viết văn học - Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một trong những hệ thống chữ viết cổ nhất thế giới chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN. - Văn học cổ đại khóa phong phú về thể loại. Tín ngưỡng tôn giáo - Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật và thờ linh hồn người chết. Khoa học tự nhiên -Văn minh Ai Cập cổ đại có những đóng góp vĩ đại cho các ngành khoa học, kĩ thuật nhân loại, đặc biệt là Toán học, Thiên văn học, Y học và kĩ thuật. Kiến trúc điêu khắc - Cung điện, đền thờ và Kim Tự Tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức vừa tìm hiểu. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây Thương nghiệp Thủ công nghiệp Nông nghiệp Đánh bắt cá Câu 2: Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm: Vua quan lại, nông dân Quý tộc nông dân nô lệ Quý tộc bình dân nô lệ Vua nông dân nô lệ Câu 3: Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại Qúy tộc Nô lệ Quan lại Nông dân Câu 4: Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì Gi ấy Pa-pi-rút Lụa Đất sét Thẻ tre Câu 5: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là: Qúy tộc Tù trưởng Pha-ra-ông Gà làng Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Sản phẩm dự kiến Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án C B D A C 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. b. Nội dung: học sinh có thể làm bài tập ở nhà bằng phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS trình bày Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_bai_6_van_minh_ai_cap.docx