Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại

docx 8 trang phuong 05/12/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại

Giáo án Lịch Sử 10 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại
Ngày soạn...................
Ngày dạy...................
Bài 7: VĂN MINH TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại. 
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu chính của văn minh Trung Hoa thời cổ - Trung đại
- Đánh giá được vai trò vị trí và cống hiến của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại trong lịch sử văn minh thế giới
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt:
+ Biết cách sưu tầm khai thác và sử dụng tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ... để tìm hiểu nền văn minh văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại. 
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới
- Nhân ái: Trân quý những cống hiên mang tính tiên phong và bảo vệ nhưng giá trị văn hóa của nhân loại.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10
- Bảng phụ, máy trình chiếu, 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài học mới theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động.
a. Mục tiêu:  Khơi gợi sự chú ý của HS. Tạo tâm thế hco HS đi vào tìm hiểu bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn những hình ảnh trên em liên tưởng đến đất nước nào? Em biết gì về đất nước này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Văn minh Trung hoa cổ - trung đại là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ ở phương Đông. Khám phá bài học sẽ giúp em hiểu một nền văn minh hình thành cách ngày nay khoảng 5000 năm lại có thể đạt được nhiều thành quan trọng có giá trị và đóng góp to lớn đối với lịch sử văn minh thế giới.  
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:  Cơ sở hình thành 
a. Mục tiêu: Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại. 
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK
c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Nhiệm vụ 1: Điều kiện tự nhiên và dân cư
HS đọc SGK thực hiện nhiệm vụ
? Đọc thông tin và hãy trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ trung đại?
? Nền văn minh Trung Hoa cổ-trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên như thế nào? Điều kiện tự nhiên của Trung Hoa cổ-trung đại có đặc điểm gì nổi bật?  
? Em có suy nghĩ gì về nhận định “ Hoàng Hà vừa là niềm kiêu hãnh vừa là nỗi buồn của nhân dân Trung Quốc”
Nhiệm vụ 2: Sự phát triển kinh tế
? Văn minh Trung Hoa cổ-trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không? Theo em hình 7.2 nói lên điều gì?
Nhiệm vụ 3: Điều kiện chính trị -xã hội
? Quan sát sơ đồ 7.3, trình bày các giai đoạn phát triển của lịch sử văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
? Quan sát sơ đồ 7.4, 7.5 điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày và các HS khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
- Sông Hoàng Hà và Trường Giang có ý nghĩa quan trọng trong nền văn minh Trung Hoa cổ -trung đại. Tạo nên những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp
- Trên lưu vực sông Hoàng Hà, từ thời nguyên thủy, các bộ lạc sớm đến cư trú, hình thành tộc Hoa Hạ.
2. Sự phát triển kinh tế
- Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong kinh tế của Trung Hoa cổ-trung đại 
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển
3. Điều kiện chính trị -xã hội
- Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực sông Hoàng Hà đã hình thành xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước.
- Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc thười Tần (221 TCN)
- Thể chế quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố.
Hoạt động 2: Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của nền văn minh này.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK
c. Sản phẩm: HS xem SGK và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận cặp đôi  thực hiện nhiệm vụ
Lĩnh vực
Thành tựu
Chữ viết
Tìm hiểu nguyên nhân ra đời ý nghĩa và giá trị của thành tựu chữ viết? Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa hết sức quan trọng của người Trung Quốc?
Sử học và văn học
Trình bày những thành tựu tiêu biểu ý nghĩa và giá trị của văn học và sử học Trung Quốc? Thơ đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kỳ trung đại như thế nào?
Khoa học kỹ thuật
Trình bày những thành tựu khoa học kĩ thuật tiêu biểu của văn minh Trung Hoa? Thế giới đã thừa kế những phát minh kĩ thuật nào của người Trung Quốc thời kỳ cổ-trung đại?
Nghệ thuật
Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ -trung đại. Phân tích ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc đến thế giới và Việt Nam
Tư tưởng tôn giáo
Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa ? Theo em học thuyết của Khổng Tử đến nay còn giá trị không? Em chú ý đến nội dung nào trong học thuyết này?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày và các HS khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Lĩnh vực
Thành tựu
Chữ viết
- Cư dân Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương (chữ Giáp cốt).
Sử học và văn học
- Sử học đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học đa dạng nhiều thể loại. Có ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Khoa học kỹ thuật
- Có nhiều thành tựu giá trị và ảnh hưởng đến thời hiện tại.
Nghệ thuật
- Có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc đặc sắc tiêu biểu là Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm ThànhHội họa và âm nhạc cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Tư tưởng tôn giáo
- Có nhiều tư tưởng, tôn giáo và có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị trong và ngoài nước
GV bổ sung những thành tựu cơ bản
Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mỹ , hiệu Thảo Đường Thiếu Lăng dã lão, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng tẩu, Đỗ công bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ là Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan.
Lý Bạch (701-762) xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ, 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật. Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Trường An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một “văn nhân ngự dụng” nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thuỷ.
Tử Cấm Thành được xây vào năm 1406, tức là vào thời Minh Thành Tổ - Chu Đệ. Ông là con của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng, kiệt xuất và lỗi lạc. Công trình này được xây dựng trong 15 năm (1406 - 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực. Như vậy, Tử Cấm Thành Trung Quốc tính đến nay đã được hơn 600 tuổi.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức vừa tìm hiểu.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
GV tổ chức trò chơi kéo co: Các em học sinh sẽ trả lời câu hỏi để giúp đội mình kéo thắng đội bạn. Mỗi câu trả lời đúng trong thời gian quy định sẽ giúp đội mình thắng 1 hiệp. Trường hợp cả hai đội không trả lời đúng sẽ coi như hòa. Hiệp đó không tính vào số hiệp thắng. Kết thúc trò chơi đội nào có số hiệp thắng nhiều hơn (tương đương với trả lời đúng nhiều câu hỏi hơn) sẽ là đội chiến thắng.
Câu 1:  Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là dân tộc nào?
Người Hoa Hạ
 Nguời Choang.
Người Mãn
Người Mông Cổ
Câu 2:  Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là:
A. Chữ Hán
B. Chữ La tinh
C. Chữ giáp cốt, kim văn
D. Chữ Phạn
Câu 3:  Thành tựu nào dưới đây KHÔNG thuộc “tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại
A. Kĩ thuật làm giấy
B. Kĩ thuật làm lịch
C. Thuốc súng
D. La bàn
Câu 4:  Tư tưởng tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Thiên Chúa giáo
B. Hồi giáo
C. Đạo Phật
D. Nho giáo
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:	
- HS trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4:  GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
A
C
B
D
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: học sinh có thể làm bài tập ở nhà bằng phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS:  Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách báo và internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một công trình kiến trúc của Trung Quốc thừoi cổ đại mà em ấn tượng nhất.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày	
Bước 4:  GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_bai_7_van_minh_trung_h.docx