Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á

docx 7 trang phuong 05/12/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á

Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á 
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Thông qua bài học, HS nắm được: Mối liên hệ giữa khu vực Đông Nam Á với thế giới bên ngoài từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
2. Năng lực
-	Năng lực chung: 
·	Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
·	Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-	Năng lực riêng: 
·	Trình bày được con đường giao thương trên biển ở khu vực Đông Nam Á.
·	Hiểu được ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với sự phát triển của lịch sử khu vực trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.
·	Phân tích được những tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hoá đối với khu vực trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.
·	Xác định được chủ quyền Biển Đông thuộc về vương quốc nào ngày xưa và quốc gia nào ngày nay.
3. Phẩm chất
-	Trách nhiệm: từ sự thật lịch sử về con đường giao thương và giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á, giáo dục chủ quyển biển đảo cho HS.
-	Nhân ái: giáo dục tinh thần chia sẻ giữa các nền văn hoá (học hỏi, hoà nhập, không thôn tính, không xâm lược).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-	Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
-	Các kênh hình phóng to.
-	Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-	SHS Lịch sử và Địa lí 6. 
-	Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV trình chiều cho HS quan sát hình ảnh và kể cho HS câu chuyện Một thành phố chứa đấy châu báu: Địa điểm di tích Óc Eo nằm ở chân núi Ba Thê, nay thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉn An Giang, nay đất bồi đẩy nó vào sâu, cách biển 20 km, nhưng ngược về đầu Công nguyên, Óc Eo nằm ở vị trí “bước một bước ra tới biển“ Những năm 40 của thế kỉ XX, nhiều người dân khi làm ruộng nhặt được khá nhiều vật quý như chuỗi vòng đá quý, nhẫn vàng bạc, mặt ngọc, nhìn không khác mấy với những đồ nữ trang trưng bày trên cửa hàng vàng bạc thời nay. 
Do vậy, cuối tháng 2 - 1944, chính quyền Pháp đã tổ chức khai quật di tích Óc Eo mà người đứng đầu là nhà khảo cổ học lừng danh L. Malleret. Một số lượng đồ trang sức rất lớn đã được L. Malleret công bố bao gồm: 1.311 món nữ trang vàng, cân nặng 1.120 gam, sau đó ông còn thu mua lại từ những người đào trộm di tích hàng trăm món, cân nặng được 453 gam, đáng kể có một thỏi vàng nguyên khối nặng đến 378 gam, tức khoảng 10 lạng; số hạt ngọc và đá quý đào và thu lại được là 10.062, trong đó có 779 viên là đào được, còn lại ông thu từ trẻ con nhặt được khi đi theo đoàn khảo cổ. Sau năm 1975, phát hiện thêm khoảng 100 món trang sức vàng, 443 hạt đá quý, hơn 120 con dấu (triện), 2.000 mảnh vàng (có thể là vật cúng đặt ở các đền chùa).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình giao lưu thương mại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mà điều kiện tự nhiện đã mang lại cho cư dân La Mã cổ đại. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại đây, mở ra quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam Á với thế giới bên ngoài.
- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 13.4 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả con đường mà thương nhân nước ngoài đi qua vùng biển Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.1, 13.2, 13.3 SHS trang 68 và trả lời câu hỏi: Những hiện vật trong các tư liệu đó kể lại chuyện gì đã xảy ra trong lịch sử khu vực những thế kỉ đầu Công nguyên?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông mục I SHS trang 67 và trả lời câu hỏi: 
+ Trình bày hoạt động giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên.
+ Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Quá trình giao lưu thương mại 
- Mô tả con đường mà thương nhân nước ngoài đi qua vùng biển Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên: HS lưu ý những địa danh trên bản đồ như Chăm-pa, Óc-eo (Việt Nam), Pa-lem-bang (In-đô-nê-xi-a) và xác định tên gọi địa lí của vùng biển đó hiện nay (Biển Đông). 
- Những hiện vật trong các tư liệu này là minh chứng cho việc một số nơi ở Đông Nam Á đã có hoạt động buôn bán, có sự hiện diện của thương nhân nước ngoài những thế kỉ đầu Công nguyên.
- Hoạt động giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên:
+ Là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực.
+ Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như: hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô, đặc biệt là trầm hương – một mặt hàng có giá trị cao. 
- Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên: thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm thương mại tại khu vực Đông Nam Á, dẫn đến sự phát triển nhanh của lịch sử khu vực, tác động trực tiếp đến sự ra đời của những vương quốc cổ nằm trên con đường giao lưu đó.
Hoạt động 2: Quá trình giao lưu văn hóa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được trên con đường giao lưu thương mại, các nền văn hóa ngoài khu vực đã lan tỏa đến Đông Nam Á; văn hóa Ấn Độ đã lan tỏa đến Đông Nam Á trên một số lĩnh vực: Hin-đu giáo, phật giáo, chữ viết, kiến trúc nghệ thuật. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Theo chân những con thuyền buôn bán đến từ nước ngoài, văn hoá bên ngoài cũng có mặt ở khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là nền văn hóa Ấn Độ. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II và quan sát Hình 13.6, 13.7, 13.8, trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Quá trình giao lưu văn hóa
- Nhận xét về quá trình giao lưu văn hóa ở khu vực Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên: cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn hoá Ấn Độ một cách hoà bình, trên cơ sở chủ động lựa chọn những yếu tố phù hợp trong quá trình lập quốc và phát triển, chủ yếu trong các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật.
+ Tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh chóng hoà quyện với tín ngưỡng bản địa và đã ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá của các vương quốc trong khu vực.
·	Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người Miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Hin-đu giáo lại khá phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp.
+ Chữ viết: chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buối đầu thành lập. Về sau, đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,...
+ Nghệ thuật: khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 
b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SHS trang 70: Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ: chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buối đầu thành lập. Về sau, đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,...
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 
b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 70: Dựa vào Lược đồ 13.4, đối chiếu với Bản đồ 12.1, em hãy cho biết con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển, đại dương nào ngày nay. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển, đại dương ngày nay: biển An-da-man ở Đông nam vịnh Ben-ga-, miền Nam Mi-an-ma, miền Tây Thái Lan và miền Đông quần đảo An-da-man thuộc Ấn Độ Dương. Vịnh Ben-gan là điểm bắt đầu của con đường biển nối miền Nam Ấn Độ với eo Kra và bán đảo Ma-lai-xi-a.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
IV. Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_13_giao_luu_thuong.docx