Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 15: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG, ÂU LẠC (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Đời sống vật chất, tinh thần của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc. - Những đặc trưng văn hoá của người Việt hình thành từ thời Văn Lang, Âu Lạc. 2. Năng lực - Năng lực chung: · Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. · Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: · Mô tả được đời sống vật chất và tỉnh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. · Trình bày được những đặc trưng kinh tế, văn hoá dân tộc đã được hình thành từ thời kì này. 3. Phẩm chất - Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tổn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. - Yêu nước, sẵn sàng góp sức mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Các kênh hình phóng to. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt vấn đề: “Bổng bồng bông bổng bồng bông/Khăn điều mẹ bễ con rồng cháu tiên ”. Lời hát ru có từ bao đời nay đưa chúng ta trở về nguồn cội của dân tộc mình. Cha ông ta đã làm nhà, xây làng, dựng nước, chống giặc ngoại xâm, để lại cho chúng ta một giang sơn gấm vóc, một nền văn hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên và lối sống của dân tộc. Trong Bài 15 - Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc, chúng ta cùng trở về quá khứ để tìm hiểu những điều vô cùng đẹp đe và thiêng liêng này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đời sống vật chất a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc có một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp (sống bằng nghề trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi, đánh bắt cá); thủ công nghiệp phát triển (làm gốm, dệt vải,...); luyện kim, đúc đồng, rèn sắt phát triển; thức ăn là cơm nếp cơm tẻ; đi lại chủ yếu bằng thuyển, ở nhà sàn; trang phục ở nhà và đi lễ hội. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 15.1 giới thiệu cho HS về hình ảnh hoa văn trên mặt trống đồng, miêu tả đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc: Hình ảnh nam nữ giã gạo, mặt trời, chim cò, hình trâu bò và kết hợp với đồ dựng bằng gốm và thạp đồng (hình 15.2,15.3) cho thấy ngành nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành một nghề chủ yếu, cố định của người Việt thời dựng nước. Người dân trồng lúa dưới ánh Mặt Trời, chim, cò tung bay ngoài đồng ruộng, đậu lên trên cả mái nhà, từng đôi nam nữ giã gạo trong mùa thu hoạch lúa. - GV chia HS làm các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc nội dung mục I SHS trang 77, 78, 79 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Em hãy miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc theo bảng sau: Người Văn Lang, Âu Lạc Ăn Mặc Ở Đi lại - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: + Quan sát các hình Hình 15.3, 15.5, em hãy cho biết cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng muôi đồng, thạp đồng để làm gì? + Quan sát Hình 15.7, em hãy cho biết người Lạc Việt thường sử dụng nhà sàn để làm gì? - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 78 để hiểu hơn về hình ảnh, ý nghĩa của trống đồng Ngọc Lũ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: + Các ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: nông nghiệp và thủ công nghiệp. + Hoạt động sản xuất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: cuốc ruộng, cày ruộng, thu hoạch lúa, giã gạo, cất giữ lúa,... + Một số công cụ lao động chủ yếu của thời Văn Lang, Âu Lạc: lưỡi hái (thu hoạch), cuốc, lưỡi cày (xới đất trồng lúa,...), rìu. - GV chuyển sang nội dung mới. 1. Đời sống vật chất - Một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: Người Văn Lang, Âu Lạc Ăn Mặc Ở Đi lại - Thức ăn chính là cơm tẻ, cơm nếp với thịt, cá, cua, ốc, rau, dưa, cà.., biết dùng gia vị, làm bánh, nấu rượu,... - Trong bữa ăn có mâm, bát, muôi,... Nữ mặc váy, nam đóng khố, đi chân đất. Khi có lễ hội, nữ mặc áo và váy đài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chìm, đeo trang sức,... Họ làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông để tránh thú dữ. Nhà sàn có mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui làm bằng gỗ, tre, nứa, lá,... Người dân Văn Lang sống ven các dòng sông lớn, phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền. - Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng muôi đồng, thạp đồng để: + Muôi đồng: chứng tỏ người Việt đã ăn cơm, biết sử dụng nhiều vật dụng gắp thức ăn. + Thạp đồng: dùng để đựng lúa, chứng tỏ hạt lúa rất thiêng liêng nên cư dân đã trang trí thạp đồng rất công phu. - Người Lạc Việt thường sử dụng nhà sàn vì: cư dân làm nhà ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền. Hoạt động 2: Đời sống tinh thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc có một số đặc điểm nổi bật: thờ cúng tổ tiên, mộ người giàu thường chôn theo những trang sức quý giá, nhuộm răng đen, xăm mình, tổ chức lễ hội... b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 15.8, 15.9 thảo luận theo cặp và cho biết tư liệu lịch sử này nói lên điều gì? - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SHS trang 79, 80, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc? - GV mở rộng kiến thức: Ngoài những điểm nổi bật nêu trên, cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn có thói quen ăn trầu. + Một số câu ca dao có liên quan đến tục ăn trầu của người xưa như: Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười; Miếng trầu là đầu câu chuyện. + Truyền thuyết liên quan đến tục ăn trầu của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là Sự tích trầu cau: Vào đời vua Hùng Vương thứ tư, có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Đời sống tinh thần - Tư liệu lịch sử Hình 15.8, 15.9: + Chim bay theo thuyền Đông Sơn là hình ảnh dạt dào cảm xúc được khắc hoạ trên thạp đồng Đào Thịnh. Những hoạt động quan sát được: nhảy múa, chèo thuyền, giao long, chim bay, người đóng khố, váy, mũ lông chim,... làm bật lên những nét truyền thống và văn hoá lâu đời của người Việt cổ. Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người. Ở phía đầu hoặc đuôi thuyền là những con chim hoặc thú bốn chân đang đứng. Xen giữa hai thuyền là những con vật khắc hoạ hình giao long. + Hình ảnh, hoa văn cho thấy sự hồn hậu, chất phác, hoà mình cùng thiên nhiên, thích ứng với tự nhiên một cách văn minh. - Những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: + Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời... Người chết được chôn cắt trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây. Mộ của người giảu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá. + Có khiếu thẩm mĩ riêng như nhuộm răng đen, xăm mình, không chỉ để tránh bị thuỷ quái làm hại mà còn là một cách làm đẹp; phong tục này được duy trì cho đến thể kỉ XIII - XIV. + Trong những ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SHS trang 80: Bảng dưới đây là những công cụ lao động thuộc thời kì văn hóa Đông Sơn. Theo em, những công cụ đó được dùng để làm gì trong hoạt động sản xuất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc? Hình công cụ Lưỡi cuốc Liềm Rìu Tên hoạt động - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Hình công cụ Lưỡi cuốc Liềm Rìu Tên hoạt động Cuốc đất làm ruộng Gặt lúa Chặt cây, xới đất - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 80: Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc: trầu cau vẫn giữ trong phong tục cưới xin; làm bánh chưng, bánh giầy tưởng nhớ tổ tiên (đặc biệt trong những ngày Tết); phong tục coi trọng người chết (chôn cất,...). Tục xăm mình không được coi là phong tục hiện nay vì nó không phản ánh nền nếp xã hội và không được cộng đồng chấp nhận. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp. - Phiếu học tập V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1). Phiếu học tập số 1 Trường THCS:.... Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Câu hỏi: Em hãy miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc theo bảng sau: Người Văn Lang, Âu Lạc Ăn Mặc Ở Đi lại Trả lời:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_15_doi_song_cua_ngu.docx