Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 3: Nguồn gốc loài người
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 3: Nguồn gốc loài người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 3: Nguồn gốc loài người
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Sự xuất hiện của con người trên Trái đất - điểm bắt đầu của lịch sử loài người. - Sự hiện diện của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam. 2. Năng lực - Năng lực chung: · Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. · Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: · Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử. · Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử · Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất. · Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á. · Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. 3. Phẩm chất - Giáo dục bảo vệ môi trường sống. - Có tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường). - Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV kể tóm tắt cho HS nghe về truyền thuyết Con rồng cháu tiên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tất cả chúng ta có chung nguồn gốc không? Truyền thuyết Con rồng cháu tiên: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Tất cả chúng ta cùng chung một nguồn gốc. - GV dẫn dắt vấn đề: Theo truyền thuyết từ xa xưa, tất cả chúng ta đều cùng chung một nguồn gốc, đều là con rồng cháu tiên. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học lịch sử, Đã bao giờ em đặt câu hỏi loài người xuất hiện như thế nào? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là vấn đề khoa học không bao giờ cũ. Nhiêu nhà khoa học chấp nhận giả thiết con người xuất liện đâu tiên ở châu Phi. Bắt đâu từ những bộ xương hoá thạch tìm thấy ở đây, các nhà khoa học đã dẫn khám phá bí ẩn về sự xuất liện của loài người. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 3: Nguồn gốc loài người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn: vượn người, người tối cổ, người tinh khôn. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SHS trang 18, 19 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quá trình tiến hóa từ vượn thành người. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 3.1, 3.2, 3.3 thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Em hãy so sánh vượn người, người tối cổ, người tinh khôn theo các tiêu chí trong bảng mẫu sau: Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy hóa thạch sớm nhất Đặc điểm não Đặc điểm vận động Công cụ lao động Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người - Quá trình tiến hóa từ vượn thành người: + Cách đây khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. + Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ. + Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành. - Kết quả Phiếu học tập số 1: Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Cách đây khoảng 6 triệu đến 5 năm triệu năm Cách đây khoảng 4 triệu năm Cách đây khoảng 150.000 năm Địa điểm tìm thấy hóa thạch sớm nhất Châu Phi Đông Nam Á Đặc điểm não, hình dạng bên ngoài Cơ thể của loài vượn cổ này được bao phủ bởi một lớp lông dày, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, bàn tay bước đầu được giải phóng dùng để cầm, nắm. Thể tích não từ 850-1100cm3, người đứng thẳng Thể tích não 1450cm3, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay Đặc điểm vận động Leo trèo Đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân Đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân Công cụ lao động Chưa có công cụ lao động Biết ghè đẽo làm công cụ lao động Công cụ lao động sắc bén hơn Hoạt động 2: Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được người tối cổ xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, hóa thạch tìm thấy đầu tiên ở In-đô-nê-xi-a; người tối cổ sử dụng nhiều công cụ ghè đá thô sơ; các công cụ ghè đá được tìm thấy ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 400.000 năm. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 3.4, Lược đồ 3.5 SHS trang 19,20 và trả lời câu hỏi: + Em hãy kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á? + Nhận xét phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á - Những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-đa-ung (Mi-an-ma), Ni-a (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thanh Hóa, Lạng Sơn (Việt Nam),... - Phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SHS trang 20: Lập bảng thống kê các di tích của người tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung sau: tên quốc gia, tên địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Bảng thống kê các di tích của người tối cổ ở Đông Nam Á: Tên quốc gia ngày nay Tên địa điểm Mi-an-ma Pon-đa-ung Thái Lan Tham Lót Việt Nam Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai In-đô-nê-xi-a Tri-nin, Li-ang Bua Phi-lip-pin Ta-bon Ma-lai-xi-a Ni-a - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SHS trang 20: Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, còn người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường. Tuy nhiên họ vẫn chung một nguồn gốc. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp. - Phiếu học tập. V. Hồ sơ dạy học (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1: Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Câu hỏi: Em hãy so sánh vượn người, người tối cổ, người tinh khôn theo các tiêu chí trong bảng mẫu sau: Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy hóa thạch sớm nhất Đặc điểm não Đặc điểm vận động Công cụ lao động Trả lời:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_3_nguon_goc_loai_ng.docx