Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại. - Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại. 2. Năng lực - Năng lực chung: · Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. · Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: · Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Lưỡng Hà cổ đại. · Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà. · Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Lưỡng Hà. 3. Phẩm chất Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ Lưỡng Hà cổ đại phóng to. - Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV dẫn dắt vấn đề: Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, Lưỡng Hà phải triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị, nên lịch sử Lưỡng Hà triền miên những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, hơn tất cả, cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã tạo nên một nền văn hoá độc đáo và có những đóng góp đáng kế cho văn mình nhân loại. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 7 : Lưỡng Hà cổ đại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đã mang lại cho người Lưỡng Hà cổ đại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi, có nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà). - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Quan sát Hình 7.1 và Hình 7.2 SHS trang 37, 38 và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại? + Điều kiện tự nhiên đó đã mang lại những thuận lợi gì cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại? - GV mở rộng kiến thức: Giống như sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ cũng có hai mùa nước lên xuống trong năm, mang lượng phù sa khổng lồ bồi đắp cho vùng châu thổ và đặc biệt là vùng cửa sông, mở rộng vùng đất này ra biển tới 200km. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Điều kiện tự nhiên - Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại: + Ai Cập cổ đại có sự cô lập khá nhiều về địa hình với sa mạc bao quanh tạo thành các ranh giới tự nhiên. + Lưỡng Hà là vùng bình nguyên rộng mở, bằng phẳng không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, người Lưỡng Hà đi lại dễ dàng và hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá với những vùng xung quanh. - Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại: + Nông nghiệp phát triển: trồng chà là, ngũ cốc, rau củ, thuần dưỡng động vật. + Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân do việc đi lại dễ dàng, họ đi khắp Tây Á với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng. Hoạt động 2: Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà, họ xây dựng những quốc gia thành thị, đó là nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà; nhiều tộc người đã thay nhau lên làm chủ vùng đất này; người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà, lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 7.2 SHS trang 38, 39 và trả lời câu hỏi: + Trình bày quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại? + Kể tên những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me. - GV giới thiệu kiến thức: Cũng giống với nhà nước Ai Cập cổ đại, lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà cũng kết thúc khi bị xâm lược bởi người Ba Tư vào năm 539 TCN. - GV mở rộng kiến thức: trình chiếu giới thiệu cho HS Sơ đồ tiến trình lịch sử nhà nước Lưỡng Hà cổ đại: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại - Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại: + Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị, Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà. Mỗi quốc gia thành thị bao gồm một thành phố và vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nó, tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông. + Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. - Những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me: Mari, Ashur, Babylon. Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Lưỡng Hà trên các lĩnh vực: chữ viết và văn học, luật pháp, toán học, kiến trúc và điêu khắc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết và văn học, luật pháp, toán học, kiến trúc và điêu khắc. - GV yêu cầu đọc thông tin mục III, quan sát các hình từ Hình 7.3 đến 7.7, thiết kế sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập. - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Quan sát Hình 7.3, em hãy cho biết tại sao người Xu-me không dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt? + Nhóm 2: Đọc tư liệu Hình 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì? + Nhóm 3: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất của Lưỡng Hà cổ đại, vì sao? - GV mở rộng kiến thức: + Một số điều của bộ luật của Ha-mu-ra-bi: · Điều 1. Nếu một người tố cáo và buộc tội một người khác mà không chứng minh được, anh ta sẽ bị buộc tội chết. · Điều 195. Nếu con trai đánh bố của anh ta tay anh ta phải bị chặt đi. · Điều 196. Nếu đàn ông móc mắt của người đàn ông khác, mắt anh ta cũng bị móc. · Điều 197. Nếu đàn ông đánh vỡ xương người đàn ông khác, xương của anh ta cũng bị đánh vỡ. · Điều 229. Nếu một người xây dựng một ngôi nhà cho một người đàn ông mà ngôi nhà bị sụp đổ làm người chủ nhà bị thiệt mạng, người xây nhà sẽ bị buộc tội chết. + Ngoài những thành tựu nổi bật trên, người Lưỡng Hà còn phát minh ra bánh xe, ngày nay được ứng dụng trong lĩnh vực làm bánh xe ô tô, xe máy,... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu - Sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lưỡng Hà: Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lưỡng Hà Chữ viết và Văn học Luật pháp Chữ hình nêm Sử thi Gin-ga-mét Bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi Toán học Giỏi về số học Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở Kiến trúc và Điêu khắc Vườn treo Ba-bi-lon - Nhóm 1: Không thể dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt vì không viết được như vậy. Người Lưỡng Hà dùng dụng cụ có đầu hình nhọn để khắc chữ viết có hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn. + Nhóm 2: Vua ban hành bộ luật để phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu. + Nhóm 3 (tùy theo sở thích của HS, tuy nhiên HS phải đưa ra được lý do sự lựa chọn của mình): Em ấn tượng với thành tựu Vườn treo Ba-bi-lon nhất. Đây là công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, đó là vườn treo Ba-bi-lon (vườn treo Se-mi-ra-mit). Vườn treo từng được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đạiVườn treo là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc đà hành trình trên sa mạc mênh mông và nóng bỏng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 40: Quan sát Lược đồ Hình 7.2, em hãy cho biết các thành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: các thành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực: trung và hạ lưu sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phrat. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 40: Kể tên những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại: bánh xe, đồng hồ, compa, la bàn cơ học. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp. V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1 Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: Câu hỏi: Quan sát Hình 7.3, em hãy cho biết tại sao người Xu-me không dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt? Trả lời: Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 2: Câu hỏi: Đọc tư liệu Hình 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì? Trả lời: Trường THCS..... Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 3: Câu hỏi: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất của người Lưỡng Hà cổ đại, vì sao? Trả lời: .
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_7_luong_ha_co_dai.docx