Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 8: Ấn Độ cổ đại

docx 11 trang phuong 05/12/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 8: Ấn Độ cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 8: AI CẬP CỔ ĐẠI
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Thông qua bài học, HS nắm được: 
-	Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại.
-	Xã hội Ấn Độ cổ đại.
-	Những thành tựu văn hoá tiêu biểu.
2. Năng lực
-	Năng lực chung: 
·	Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
·	Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-	Năng lực riêng: 
·	Nêu được được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.
·	Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ.
·	Nêu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ. 
3. Phẩm chất
Giáo dục sự tôn trọng những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau khi nó trở thành niềm tin của một cộng đồng. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-	Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
-	Lược đồ Ấn Độ cổ đại phóng to.
-	Sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội cổ đại. 
-	Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ đại. 
-	Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-	SHS Lịch sử và Địa lí 6. 
-	Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh sông Hằng (Ấn Độ) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tắm nước sông Hằng (Cum Me-la) là một trong những lễ hội tôn giáo cổ và lớn nhất thế giới. Tín đồ Ấn Độ giáo tin tưởng nước ở sông Hằng (sông Mẹ) linh thiêng sẽ tẩy rửa mọi tội lỗi của họ. Vì sao ở Ấn Độ - một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS trả lời):
+ Ở Ấn Độ - một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế vì: đó là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng, người Ấn tin rằng khi tắm nước sông Hằng thì tội lỗi của họ sẽ được gột rửa.
+ Sông Hằng và sông Ấn là những con sông lớn nhất thế giới, Ấn Độ được phù sa màu mỡ của hai con sông này bồi tụ. 
- GV đặt vấn đề: Lễ hội tắm nước sông Hằng có nguồn gốc từ xa xưa, cho đến ngày nay vẫn được duy trì và là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Lưu vực sông Ấn và sông Hằng là nơi xuất hiện một trong những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Đây cũng là nơi chứng kiến sự ra đời của hai tôn giáo lớn trên thế giới là Hin-đu giáo và Phật giáo. Những thành tựu của cư dân vùng này đã góp phần đặt nền tảng văn hoá cho những quốc gia hiện đại như Băng-la-đét, Bu-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Pa-ki-xtan và Xri Lan-ca. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngay hôm nay - Bài 8: Ấn Độ cổ đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đã mang lại cho người Ấn Độ cổ đại. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ Hình 8,1 và trả lời câu hỏi: Nêu điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của sông Ấn, sông Hằng đã đem lại thuận lợi gì cho Ấn Độ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ: 
+ Vị trí địa lí: Bán đáo Án Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba một giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông. Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a, dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
+ Địa hình: Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bối tụ. Có sơn nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô càn. Vùng cực Nam và đọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Khí hậu: Ở lưu vực sống Ấn khô nóng, ít mưa. Ở lưu vực sông Hằng, có gió mùa nên lượng mưa nhiều. 
- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
+ Giống nhau: Đều có những dòng sông lớn (sông Nin, sông Ti-gơ-rơ, sông Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng) bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn.
+ Khác nhau: 
·	Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
·	Ấn Độ có địa hình và khí hậu khác nhau ở mỗi miền.
·	Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
- Điều kiện tự nhiên của sông Ấn, sông Hằng đã đem lại thuận lợi cho Ấn Độ: cư dân cổ đại chủ yếu sinh sống ở lưu vực hai con sống, sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. 
Hoạt động 2: Xã hội Ấn Độ cổ đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được xã hội được chia thành các đẳng cấp với những điều luật khắt khe. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
- Gv giới thiệu kiến thức: Khoảng 2500 năm TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn. Đến khoảng 1500 năm TCN người A-ri-a từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao người A-ri-a lại thiết lập chế độ đẳng cấp?
- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 8.2 SHS trang 42 và trả lời câu hỏi: em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất, đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất? Tại sao tăng lữ lại có vị thế cao nhất? 	
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Xã hội Ấn Độ cổ đại
- Người A-ri-a lại thiết lập chế độ đẳng cấp vì: buộc những người Đra-vi-đa phải phục tùng hoàn toàn sự cai trị của người A-ri-a. Đây là hai chủng tộc khác nhau. Người Đra-vi-đa là những người Ấn Độ bản địa. Người A-ri-a di cư từ châu Âu đến và cai trị Ấn Độ. Họ đã phân chia xã hội thành các đẳng cấp trong đó người Đra-vi-đa ở những đẳng cấp thấp và phải phục tùng người A-ri-a ở những đẳng cấp cao hơn.
- Đẳng cấp Brahman (tăng lữ) có vị thế cao nhất, đẳng cấp Sudra có vị thế thấp nhất. 
+ Tăng lữ lại có vị thế cao nhất vì: trong xã hội cổ đại, con người rất sợ các thần linh vì họ cho rằng thần linh quyết định hết các hiện tượng xã hội như mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, thiên tai. Brahman được xem là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực. 
- Nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:
+ Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau,...) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. 
+ Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay.
Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa chủ yếu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ đại trên những lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết và văn học, khoa học tự nhiên, kiến trúc và điêu khắc. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III và quan sát các hình từ Hình 8.3 đến Hình 8.5 SHS trang 43-45.
- GV chia HS thành các nhóm, thực hiện trò chơi Ai nhanh hơn - mời đại diện các nhóm lên bản viết tên những thành tựu, nhóm nào viết nhanh và đúng sẽ giành chiến thắng.
- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 45 để biết thêm về chùa hang A-gian-ta vô cùng kì vĩ và tinh tế. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ấn Độ cổ đại:
+ Tôn giáo: Đạo Bà La Môn (sau cải biến thành Hin-đu), Phật giáo là các tôn giáo lớn trên thế giới. 
+ Chữ viết và văn học: Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn. Chữ Phạn dùng để viết các tác phẩm tôn giáo lớn như kinh Vê-đa (Veda) và các tác phẩm văn học, tiêu biểu là hai bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. 
+ Khoa học tự nhiên: Phát minh ra các số từ 0 đến 9; sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, thảo mộc trong chữa bệnh.
+ Kiến trúc và điều khắc: Chủ yếu là kiến trúc tôn giáo với những công trình kì vĩ. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 
b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 45: Tại sao cư dân ở vùng Ấn Độ cổ đại sống nhiều ở Bắc Ấn?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Cư dân ở vùng Ấn Độ cổ đại sống nhiều ở Bắc Ấn vì: miền Bắc Ấn, nơi có hai con sông lớn - sông Ấn và sông Hằng thuận tiện cho cư dân sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng có đất đai màu mỡ, mưa nhiều và không có sa mạc.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 
b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 45: Viết một đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài. Trong quá trình phát triển, Phật giáo Ấn Độ với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp cho Văn hoá Việt Nam.
Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú. Buổi đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến trúc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô hình một hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến trúc gỗ thì ngôi nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền phòng thành những hành lang và nhà Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội hiện nay thuộc mô hình này như chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai), chùa Liên Phái, Chùa Linh Quang. 
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
IV. Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp.
V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1)
Phiếu học tập số 1
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm.: 
Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? 
Trả lời:
Phiếu học tập số 2:
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp?
Trả lời:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_8_an_do_co_dai.docx