Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại. - Sơ lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc thời kì này. 2. Năng lực - Năng lực chung: · Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. · Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: · Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại. · Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. · Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tuỳ. · Nêu được những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Quốc trước thế kỉ VII. 3. Phẩm chất - Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các nhân vật và sự kiện lịch sử - Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong văn hoá của các dân tộc khác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ Trung Quốc cổ đại phóng to, Lược đồ thống nhất lãnh thổ Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng. - Một số hình ảnh về thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: -GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có biết Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS mạnh dạn trả lời): + Trung Quốc tạo ra vật la bàn để xác định phương hướng trong không gian nhất định. + Về sau, la bàn được kế thừa trong lĩnh vực các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,... - GV đặt vấn đề: Hình thành từ tên niên kỉ III TCN, từ những nhà nước đầu tiên ra đời ở trung lưu Hoàng Hà, qua các cuộc chiến tranh, lãnh thổ Trung Quốc dần được hình thành và mở rộng. Từ thời xa xưa người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Cùng với quá trình đó, văn hoá Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu vẫn có ảnh hưởng nhất định đến ngày nay. Vậy, điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như vậy? Những giá trị to lớn mà họ truyền lại đến ngày nay là gì? Chúng ta cùng đi tìm đáp án cho những câu hỏi này trong Bài 9 - Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mà Hoàng Hà và Trường Giang đã mang lại cho người Trung Quốc cổ đại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1, 9.2 và đọc thông tin mục I SHS trang 46, 47 trả lời câu hỏi: + Xác định vùng cư chú chủ yếu của cư dân Trung Quốc cổ đại? + Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang có tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại? - GV mở rộng kiến thức: + Hoàng Hà có tổng chiều dài 5.464km và diện tích lưu vực sông gần 753.000km. Đây là con sông lớn thứ năm trên thế giới và dài thứ hai ở Trung Quốc. Trường Giang (còn gọi là Dương Tử) dài khoảng 6300km, là con sống dài thứ ba trên thế giới. + Cả 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang đều chảy theo hướng Tây - Đông, đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng châu thổ màu mỡ. Đặc biệt, sông Hoàng Hà là nơi sản sinh ra nền văn minh Hoa Hạ với hơn 5.000 năm. Những triều đại đầu tiên trong lịch sử như Hạ, Thương, Chu đều hình thành ở lưu vực Hoàng Hà. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước chư hầu xuất hiện và tranh giành bá vị với nhau, chủ yếu cũng đều hoạt động tại lưu vực Hoàng Hà. Về sau, người Trung Quốc mới tiến đến về phía nam, xuống lưu vực sông Trường Giang. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Điều kiện tự nhiên - Vùng cư chú chủ yếu của cư dân Trung Quốc cổ đại: trung và hạ lưu Hoàng Hà. Về sau mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang. - Hoàng Hà và Trường Giang có tác động đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại: + Tác động tích cực: · Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc(“sông Mẹ”), phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc. · Xuôi về phía nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển. · Trên vùng đất màu mỡ của hai con sông, những nhà nước cổ đại đầu tiền của Trung Quốc đã ra đời. + Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân. Hoạt động 2: Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc và lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng; chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc; sau 15 năm, nhà Tần sụp đổ. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Thởi cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng 2.000 năm, gần liền với 3 triều đại nối tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Lược đồ 9.3 SHS trang 48.49 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: + Nêu nguyên nhân vì sao Tần Doanh Chính thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc? + Hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần và lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. - GV mở rộng kiến thức: Giới thiệu với HS một vài nét về Tần Thủy Hoàng: Tần Thủy Hoàng sinh ngày 18 tháng 2 năm 259 TCN, mất ngày 11 tháng 7 năm 210 TCN. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.4 và cho biết Tần Thủy Hoàng đã làm những gì để thống nhất toàn diện Trung Quốc. - GV nhấn mạnh, lưu ý cho HS: thống nhất về mặt lãnh thổ chỉ là đặt nền móng cho những hoạt động tiếp theo của Tần Thuỷ Hoàng nhằm thống nhất toàn diện Trung Quốc. - GV mở rộng kiến thức: Quan sát hình số 4 trong Hình 9.4, chữ Mộc từ giáp cốt đến tiểu triện đã có sự biến đổi: + Giáp cốt: chú trọng miêu tả vật thật, do khắc trên xương cốt nên nét chữ thô, nguệch ngoạc. + Tiểu triện: chữ khuôn trong hình vuông, nét thanh thoát, mang tính đối xứng trái, phải rõ nét, bố cục chặt chẽ. - GV giới thiệu kiến thức: Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc cũng phân hoá sâu sắc. Các giai cấp mới xuất hiện. - GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 9.5 và cho biết: + Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp nào? + Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào? Các giai cấp đó hình thành từ những giai cấp nào trong xã hội cổ đại? + Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến dựa trên cơ sở nào? - GV giới thiệu kiến thức: Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân bằng địa tô ngày càng chiếm địa vị thống trị. Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và nhận xét chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng? - GV giới thiệu kiến thức: nhà Tần đã không tồn tại lâu dài như tham vọng của Tần Thuỷ Hoàng. Sau 15 năm tồn tại (221 TCN - 206 TCN), nhà Tần sụp đổ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng a. Sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ của nhà Tần - Những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng: + Trên lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang khi đó tồn tại hàng trăm tiểu quốc. Giữa các nước thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau. + Đến cuối thời nhà Chu, Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước (Yên, Triệu, Ngụy, Hán, Sở, Tề), thống nhất Trung Quốc. - Tần Doanh Chính thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc vì: nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất. - Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rất nhiều. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là do quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại. b. Những biện pháp thống nhất toàn diện Trung Quốc - Những biện pháp mà Tần Thủy Hoàng đã thực hiện để thống nhất toàn diện Trung Quốc: + Quân sự: chấm dứt chiến tranh liên miên, thống nhất lãnh thổ và mở rộng lãnh thổ. + Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa. + Văn hoá: thống nhất chữ viết tạo thuận lợi cho giao lưu tiếp xúc giữa các vùng miền. c. Những giai cấp mới trong xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành - Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp: Quý tộc, quan lại; nông dân công xã. - Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm giai cấp: + Địa chủ được hình thành từ giai cấp quý tộc quan lại (do chiếm được nhiều ruộng đất) và một bộ phận nông dân công xã (do giàu có). + Nông dân lĩnh canh (tá điền) được hình thành từ giai cấp nông dân công xã (do bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng để canh tác). - Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến dựa trên cơ sở bóc lột bằng nạp tô. - Nhận xét chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng: + Tích cực: thực hiện nhiều biện pháp để thiết lập bộ máy nhà nước, củng cố đất nước. + Hạn chế: dùng hình phạt hà khắc để cai trị nhân dân. Hoạt động 3: Từ nhà Hán, Nam – Bắc Triều đến nhà Tùy a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được kế tiếp nhà Tần, nhà Hán đã cai trị suốt hơn bốn thế kỉ và được coi là một trong những triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc; cuối thế kỉ VI, nhà Tuỳ tái thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III và quan sát Sơ đồ 9.6 cho biết: + Kể tên các triều đại nào phong kiến từ nhà Hán đến nhà Tùy? Triều đại nào kéo dài nhiều nhất? Triều đại nào tồn tại ngắn nhất? + Đặc điểm nổi bật của thời kì này là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: Em có biết những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta không? Nhà Hán có sự kiện gì liên quan đến lịch sử Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 3. Từ nhà Hán, Nam – Bắc Triều đến nhà Tùy - Từ sau thời nhà Tần, xã hội Trung Quốc thời kì này gắn liền với những triều đại: Hán, Tam quốc, Tần, Nam - bắc triều, Tùy. + Triều đại kéo dài nhiều nhất: nhà Hán. + Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Tùy. - Đặc điểm nổi bật của thời kì này: Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ chia rẽ. Các triều đại phong kiến liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. - Những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta: nhà Triệu, nhà Hán, nhà Nam Hán,... + Nhà Hán có sự kiện liên quan đến lịch sử Việt Nam: nhà Hán đô hộ nước ta, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Hoạt động 4: Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc trên các lĩnh vực: nho giáo, chữ viết, văn học, y học, kĩ thuật, kiến trúc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc trên các lĩnh vực: nho giáo, chữ viết, văn học, y học, kĩ thuật, kiến trúc. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục IV và quan sát các hình từ Hình 9.7 đến Hình 9.10 nêu các thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc cổ đại. - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Em có đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em? + Nhóm 2: Theo em, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để làm gì? + Nhóm 3: Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 4. Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc - Các thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc cổ đại: + Nho gia: là trường phái tư tưởng nổi bật nhất Trung Quốc, nhấn mạnh tôn ti trật tự, bổn phận phục tùng tuyệt đối của kẻ dưới với bề trên. + Chữ viết: chữ tượng hình. Chữ được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau khắc trên chuông,đỉnh đồng (kim văn) và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc. + Văn học: cổ nhất làKinh Thi, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khôtng Tử sưu tập và chỉnh lí. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên được xem là công trình sử học đồ sộ trong thời cổ đại. + Y học: cách chữa bệnh bằng thảo dược châm cứu, bấm huyêt. + Kĩ thuật: phát minh thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, làm giấy,... + Kiến trúc: các cung điện, lăng tẩm nguy nga, lộng lẫy, đặc biệt là Vạn Lí Trường Thành. - Nhóm 1: Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” vì: + “Tiên học lễ hậu học văn: tiên (trước), hậu (sau), lễ (lễ nghi, quy tắc,đạo đức, cách ứng xử), văn (kiến thức, tri thức, sự hiểu biết). + Ý nghĩa của câu là học đạo đức, đối nhân xử thế trước, học kiến thức sau. + Hiện nay, “lễ” nên hiểu khái quát hơn: Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội. - Nhóm 2: Các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để: + Bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. + Kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. + Ngày nay, Vạn lý trường thành là điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. - Nhóm 3: HS có thể nói về thành tựu ấn tượng trong hoặc ngoài SHS, nêu được lý do lựa chọn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 52: Theo em, tại sao Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ” của Trung Quốc. Từ đó, em hãy kể tên “sông Mẹ” của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: + Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ” của Trung Quốc vì: Hoàng Hà là nơi khởi nguồn văn minh của Trung Quốc, lưu vực của nó từng là trung tâm kinh tế, chính trị của Trung Quốc trong nhiều thời kì lịch sử và nguồn nước của nó nuôi sống đông đảo dân cư của quốc gia này. + “Sông Mẹ” của Ai Cập là sông Nin, Lưỡng Hà là sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 52: Theo em, việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội ngày nay? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò đối với sự phát triển của xã hội ngày nay: + Ngày nay, dù bước sang thời đại 4.0 với mạng Internet toàn cầu, với lưu giữ thông tin và trao đổi thông tin qua thư điện tử, thì giấy vẫn không mất đi vai trò của nó. + Thậm chí giấy không chỉ dùng để lưu giữ thông tin, mà còn nhiều công dụng khác như: giấy dán tường, giấy trang trí nhà cửa; giấy làm bao bì, làm hộp; giấy làm quạt, làm dù che, làm giấy vệ sinh,... - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp. V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1 Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: Câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em? Trả lời: Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 2: Câu hỏi: Theo em, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để làm gì? Trả lời: Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 3: Câu hỏi: Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao? Trả lời:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_chan_troi_sang_tao_bai_9_trung_quoc_tu_tho.docx