Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

docx 9 trang phuong 05/12/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X 
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
Bài 11. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á 
TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
(Thời lượng: tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
2. Năng lực
- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
Trân trọng những giá trị lịch sử và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về Đông Nam Á TKX-TKXVI.
- Video về một số nội dung trong bài học (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7
-Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1. Khởi động – xác định vấn đề
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề của bài học.
b. Nội dung: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh của Đông Nam Á TKX đến TKXVI
c. Sản phẩm
Câu trả lời của nhóm Hs
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau
Hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến khu vực nào?
Nêu một vài điều mà em biết về khu vực đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV: Định hướng giúp học sinh quan sát tranh ảnh và lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi
Hs: Tập trung quan sát – phân tích tranh ảnh, thu thập thôn tin, trả lời câu hỏi GV đã giao.
B3: Báo cáo thảo luận 
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định. 
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á
a. Mục tiêu: Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
b. Nội dung:
Hs: Quan sát lược đồ 11.1 và 11.2, tranh ảnh (hình 11.4), đọc tài liệu (Hình 11.3) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ 11.1 và 11.2, tranh ảnh (hình 11.4), đọc tài liệu (Hình 11.3) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình) 
 c. Sản phẩm:
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát lược đồ 11.1 và 11.2, tư liệu 11.4 và ảnh 11.4, em hãy:Mô tả quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (Dựa theo các gợi ý của phiếu học tập sau – GV phát phiếu học tập có gợi ý)
1.Xác định trên lược đồ 
-Các quốc gia không còn tồn tại ở lược đồ 11.2
-Các quốc gia mới xuất hiện từ thế kỉ XIII.
-Các quốc gia tồn tại ở cả 2 giai đoạn.
2. Ma-lắc –ca phát triển thương mại hay nông nghiệp? Biểu hiện của sự phát triển ấy?
3. Nội dung, niên đại của hình 11.4?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK, thu thập thông tin
B3: Báo cáo thảo luận 
Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định 
Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
-Thế kỉ X, thời kì thống nhất và phát triển của một số quốc gia như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a.
-Thế kỉ XIII, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
-Thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, nhanh chóng phát triển thịnh vượng.
à Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực
Hoạt động 2: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
a. Mục tiêu: Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
b. Nội dung:
Hs: Quan sát tranh ảnh (hình 11.5 và 11.6), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/44) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 11.5 và 11.6), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/44) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới.
 c. Sản phẩm:Dự kiến sản phẩm của học sinh
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
+ Phật giáo phát triển rực rỡ.
+ Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á
Chữ viết 
Sớm xuất hiện, tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.
Văn học, sử học
+ Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ Kan-va (người Java), thế kỉ XI
+ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thế kỉ XIII
+ Sử thi Na-ga-ra-kri-ta-ga-ma của Mô-giô-pa-hit, thế kỉ XIV
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Đại Việt), thế kỉ XV
Kiến trúc - điêu khắc
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc như điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát tranh ảnh (hình 11.5 và 11.6), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/44) em hãy:
Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kì X đến TKXVI theo mẫu
Lĩnh vực
Thành tựu
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK, thu thập thông tin
B3: Báo cáo thảo luận 
Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định 
Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
+ Phật giáo phát triển rực rỡ.
+ Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á
Chữ viết 
Sớm xuất hiện, tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.
Văn học, sử học
+ Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ Kan-va (người Java), thế kỉ XI
+ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thế kỉ XIII
+ Sử thi Na-ga-ra-kri-ta-ga-ma của Mô-giô-pa-hit, thế kỉ XIV
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Đại Việt), thế kỉ XV
Kiến trúc - điêu khắc
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc như điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia
HĐ3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI; những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
b. Nội dung
-Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm
-Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau
Câu 1. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?
   A. Cham-pa và Su-khô-thay.	   B. Su-khô-thay và Lan Xang.
   C. Pa-gan và Cham-pa.	   D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va.
Câu 2. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
   A. Thái Lan.	B. Mi-an-ma.	   C. Ma-lai-xi-a.	D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 3. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Cam-pu-chia.	B. Lào.	C. Phi-lip-pin.	D. Mi-an-ma.
Câu 4. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?
A. Xu-ma-tơ-ra	B. Xu-la-vê-di.
C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít)	D. Ca-li-man-tan.
Câu 5. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Trung Quốc.	B. Nhật Bản.	C. Ấn Độ.	D. Phương Tây.
c. Sản phẩm
*Dự kiến sản phẩm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
A
D
C
C
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Câu trả lời của HS
Bước 4: Kết luận, nhận định 
HS nhận xét bài làm của bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)
HĐ4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết một bài giới thiệu về thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á TKX-TKXVI. 
b. Nội dung: 
-Tìm tòi, mở rộng kiến thức về văn hóa Đông Nam Á ảnh hưởng đến văn hóa ngày nay. 
-Trả lời câu hỏi bài tập 2 trong SGK/44
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành bài tập 2 trong SGK/44
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định 
HS nhận xét bài làm của nhóm bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)
GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_chan_troi_sang_tao_bai_11_khai_quat_ve_don.docx