Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Vương quốc Lào

docx 9 trang phuong 05/12/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Vương quốc Lào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Vương quốc Lào

Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 13: Vương quốc Lào
VƯƠNG QUỐC LÀO
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương Quốc Lào.
- Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung
- Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
- Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
- Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào.
- Khai thác và sử dụng được thông tin trong bài học.
3. Về phẩm chất: 
- Nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Trân trọng giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt nam với Lào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV: cho HS quan sát hình ảnh trong SGK nêu câu hỏi:
HS quan sát hình ảnh, làm việc CĐ để trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: 
- HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng, chưa đủ, GV khuyến khích, động viên để dẫn dắt HS vào bài mới
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh đầu bài học và đặt câu hỏi:
? Công trình này được xây dựng vào thời kì nào? Em hãy chia sẻ một số hiểu biết của bản thân về đất nước Lào thời kì đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện trả lời câu hỏi
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- HS đọc thông tin trong SGK T.48 và sơ đồ 13.1
- GV chia nhóm lớp
- Giao nhiệm vụ các nhóm:
? Mô tả quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào?
- Thời gian: 5 phút
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần)
HS:
- Đọc SGK và làm việc cá nhân
- Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm.
HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn)
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau.
Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào.
- Trước năm 1353:
+ Người Lào Thowng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng chum.
+ Từ TK XIII, một nhóm người Thái đến định cư vùng đồng bằng ven song Mê Công => gọi là Lào Lùm.
- Giai đoạn từ 1353 đến TK XVIII 
+ Năm 1353, Pha Ngừm (tộc trưởng) đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi), phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các TK XVI-XVII.
2. Vương quốc Lào thời Lan Xang
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn trải bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- HS đọc thông tin tư liệu 13.2, 13.3 trong SGK T.48
- GV chia nhóm lớp
- Giao nhiệm vụ các nhóm:
? Nêu những biểu hiện về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang
- Thời gian:  phút
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). Chú ý các từ khóa Phát triển thịnh vượng, thế kỉ XV – XVII, sản xuất nông nghiệp, trao đổi buôn bán, thanh bình sung túc.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.
- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
3. Một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn trải bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh 13.4 trong SGK Tr.49,50
- GV chia nhóm lớp
- Giao nhiệm vụ các nhóm:
? Hoàn thành vào bảng những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào?
- Thời gian:  phút
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lào
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
- Phật giáo: cơ sở thống nhất các bộ tộc lào, ảnh hưởng mạnh đến đời sống văn hóa, xã hội Lào.
Văn học
Kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết,
Chữ viết
Thế kỉ XIII, chữ Lào ra đời với các nét chữ cong
Phong tục
Xứ sở của hội hè, người Lào thích ca hát nhảy múa (hát Lăm, múa Lăm-vông)
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HĐN làm bài tập của GV giao
N1,2
?1. Hoàn thành bảng tóm tắt lịch sử vương quốc Lào thời Lan Xang theo mẫu
N3,4
?2. Nêu những biểu hiện và đánh giá sự phát triển của Vương Quốc Lào thời Lan Xang
N5,6
?3 Quan sát bức tranh khảm 13.5, em hãy cho biết, giá trị văn hóa truyền thống nào cảu Lào đến ngày nay vẫn được bảo tồn và phát triển
c) Sản phẩm: 
1.
Thời gian thành lập
Tình hình chính trị
Tình hình kinh tế
Tình hình xã hội
Thành tựu văn hóa
Năm 1535
Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường
Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Tôn giáo: Phật giáo là quốc giáo.
- Văn học: Lời huấn thị của Pha Ngừm, trường ca Xin Xay
- Nhiều hội hè, thích ca hát
2. 
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.
- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
Đánh giá:
- Vương quốc Lan Xang tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thời gian dài (1353- thế kỉ XVIII)
- Để lại một kho di sản đồ sộ cho hậu thế và làm phong phú, đa dạng hơn văn hóa thế giới.
3. 
Thông qua bức tranh khảm gạch màu ở chùa Xiêng Thông, thế kỉ XVI ta có thể thấy các hoạt động lễ hội, ca hát, múa là những giá trị văn hóa truyền thống nào của lào đến nay vẫn được bảo tồn và phát triển.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bảng đã cho
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và HĐN để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập. Tìm hiểu them trên sách, báo và In-ter-net về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của đất nước Lào , em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS Lựa chọn một trong những thông tin trên internet, ví dụ: “Thạt Luổng”, “điệu nhảy Lăm Vông”,
Lăm Vông – điệu nhảy truyền thống của Lào. Đây là một điệu nhảy dân gian Lào và thường được nhảy trong các lễ hội, đám cưới, các bữa tiệc. Lăm Vông là nhạc 4/4. Đây là điệu nhảy mà mọi người đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vòng tròn trong và di chuyển ngược chiều kim đồng hồ (Tuy nhiên ở trên sàn thì thường là ngược lại: Nam ở trong, nữ ở ngoài). Trước khi nhảy hai người chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi, đây cũng là kiểu chào của người Thái.
Điệu nhảy này là minh chứng rõ nét cho một đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_chan_troi_sang_tao_bai_13_vuong_quoc_lao.docx