Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938 – 1009)

docx 12 trang phuong 05/12/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938 – 1009)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938 – 1009)

Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938 – 1009)
CHƯƠNG 5 
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
TIẾT....- BÀI 14
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ (939 – 1009)
	I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được.
	1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính về thời Ngô.
- Trình bày được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh.
- Mô tả được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn năm 981.
- Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê.
- Nhận biết được đời sống xã hội văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
	- Đánh giá được công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc độc lập để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của thầy cô giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi nội dung để hoàn nội dung học tập.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
* Năng lực lịch sử
	-Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu kênh chữ, kênh hình trong SGK để tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê về quá trình xây dựng đất nước và tổ chức bộ máy, đời sống kinh tế văm hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
	- Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.
	- Vận dụng KT- KN đã học: Vận dụng kiến thức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê liên hệ với tổ chức bộ máy nhà nước thời nay.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Nhân ái: Yêu quý các nhân vật lịch sử có công lao xây dựng đất nước.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ trong học tập, nghiên cứu tài liệu.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và phát huy công lao của các anh hùng dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Học sinh quan sát bảng hỏi trên màn hình
K
W
L
Nêu những điều em đã biết về nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê.
Nêu những điều em muốn biết về nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê.
Những điều em rút ra được sau khi học về nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
 HS thảo luận cá nhân/cả lớp và trả lời câu hỏi:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại được độc lập, Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 10 thế ki bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nền độc lập và tự chủ được giữ vững, nhưng vận mệnh đất nước thường xuyên bị lâm nguy bởi các thế lực cát cứ và âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc, các vua thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã làm gì để chấm dứt cát cứ, củng cố nền độc lập còn non trẻ và chống phong kiến phương Bắc? Đời sống văn hóa - xã hội thời này có gì nổi bật, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài nhé! 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ1
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được Ngô Quyền xây dựng nền độc lập nhất là về tổ chức nhà nước.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Thảo luận nhóm
Em hãy nêu những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.
Ý nghĩa của việc làm đó là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm 
HS:
- Đọc câu hỏi và trả lời.
- Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm.
HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn)
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. 
Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng. 
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. 
+ Bỏ chức Tiết độ sứ của chính quyền phong kiến phương Bắc
+ Thiết lập triều đình mới
+ Quy định lễ nghi trong triều đình và sắc phục của quan lại.
2. Ý nghĩa: Đất nước được bình yên, nền độc lập được củng cố.
GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào nước khác.
HS đọc : Em có biết?(SGK trang 51)
HS Quan sát hình 14.2.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau.
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. 
- Thiết lập bộ máy chính quyền mới.
+ Vua đứng đầu.
+ Dưới có quan văn, quan võ.
+ Cử tướng trấn giữ các châu.
- Ý nghĩa: Đất nước được bình yên, nền độc lập được củng cố. 
HĐ2
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh
a) Mục tiêu: 
- HS nắm được tình hình chính trị cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS thực hiện kĩ thuật bể cá khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- HS đọc thông tin trong SGK 
- GV chia nhóm lớp
- Giao nhiệm vụ các nhóm:
Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm. Thời gian: 4 phút
Nhóm 1 + 2: Nêu nguyên nhân và hậu quả của loạn 12 sứ quân?
Nhóm 3 + 4: - Gv: Cho HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi:
? Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào? Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, ông đã làm gì? Em hãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu đọc lập?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; Khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù. Giải thích nghĩa của từ Hoàng đế.
 HS đọc thêm về ĐINH BỘ LĨNH (924 – 979)
 Đinh Bộ Lĩnh là con Thứ sử châu Hoán Đinh Công Trứ, sinh tại Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), có tài năng quân sự, đánh trăm trận trăm thắng (Vạn Thắng Vương). Ông đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đúc tiền riêng (đồng Thái Bình hưng bảo), góp phần khẳng định độc lập tự chủ của dân tộc ta không chỉ về chính trị, ngoại giao, văn hoá mà cả kinh tế.
 Nhà sử học Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chỉ nhận xét:
 “Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bây giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước”. Lê Tung trong nhận xét trong Việt giảm thông khảo tổng luận: “Đinh Tiên Hoàng nhân khi nhà Ngô loạn lạc mất nước, dẹp được mười hai sử quân, trời cho người theo, nhất thông bờ cõi, dùng bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trình Tủ làm người phù tả, sảng chế chiều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta thực bắt đầu từ đấy. Kể về mặt dẹp giặc phả định, thì công to lắm”.
- Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.
- Năm 944 Ngô Quyền mất, đất nước loạn 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư, liên kết một số sứ quân, cùng nhân dân dẹp loạn.
- Năm 967 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình, đóng dô ở Hoa Lư, Ninh Bình, đúc tiền đồng.
HĐ3
3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)
a) Mục tiêu: 
 HS nắm được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
 b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức qua trực quan vấn đáp và đàm thoại
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Hs hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
(HS làm việc nhóm đôi)
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và các loại tài iệu tham khảo, quan sát lược đồ 14.8 và trả lời câu hỏi:
- Dựa vào lược đồ 14.8, em hãy mô tả nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện các yêu cầu:
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và trình bày diễn biến.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét.
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV chuẩn xác kiến thức và trình bày diễn biến bằng lược đồ.
Sơ kết, chuyển ý.
a) Hoàn cảnh:
- Nhà Đinh rối loạn, Lê Hoàn được suy tôn làm vua.
b) Diễn biến. 
- Năm 981 quân Tống xâm lược nước ta bằng 2 đường thuỷ và bộ.
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.
c) Kết quả:
- Tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d) Ý nghĩa:
- Khẳng định quyền làm chủ đất nước.
- Đánh bại âm mưu xâm lược quân Tống.
HĐ4 4. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
a) Mục tiêu: Nắm được tổ chức chính quyền thời Đinh -Tiền Lê 
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Hs hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Lĩ thuật công não
Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS quan sát phần 3 SGK và trả lời câu hỏi
- Nhiệm vụ 1:
? Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
? Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê?
- Nhiệm vụ 2:
- Gv: Cho hs thảo luận nhóm.
Nhóm 1,2: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào? Việc bà Thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào nói lên điều gì ?
Nhóm 3,4: Nhà Tiền Lê tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Nhận xét gì về tổ chức nhà nước dưới thời Tiền Lê so với thời Đinh?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV Hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Gv: Đại: lớn, Cồ: lớn -> nước Việt to lớn – ý đặt ngang hàng với Trung Quốc.
 - GV giải thích từ Vua và Hoàng đế.
- GV giảng thêm về cái chết của Đinh Tiên Hoàn, mở rộng về hành động của thái hậu họ Dương.
 - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.
- Bộ máy chính uyền thời Đinh
=> ổn định xã hội, đặt cơ sở xây dựng đất nước.
- Năm 979 Đinh Bộ Lĩnh bị giết, nội bộ lục đục
-Nhà Tống lăm le xâm lược. 
Lê Hoàn được suy tôn lê làm vua.
Tổ chức chính quyền nhà TiềnLê
 Trung ương
VUA
QUAN ĐẠI THẦN
QUAN VĂN
QUAN VÕ
TĂNG QUAN
Địa phương
LỘ
PHỦ
CHÂU
c) Quân đội: 2 bộ phận
-Cấm quân.
-Quân địa phương.
 HĐ5
5. Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh -Tiền Lê 
a) Mục tiêu: 
 - Mục tiêu: HS nắm được các giai tầng trong xã hội và và một số nét trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức qua trưc quan và đàm thoại
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS đọc mục 4 SGK, quan sát hình 14.9 để trả lời câu hỏi.
1. Đời sống xã hội thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có điểm gì nổi bật?
2. Đời sống văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có điểm gì nổi bật?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV Hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
GV gợi ý. 
- Xã hội có những tầng lớp nào ?
- Tầng lớp thống trị bao gồm những ai ?
- Những người nào thuộc tầng lớp bị trị?
- Đời sống văn họ ntn ?
- Vì sao các nhà sư được trọng dụng?
- Nghệ thuật kiến trúc ra sao ?
- Đời sống tinh thần ntn ?
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV giới thiệu sơ đồ các tầng lớp xã hội 
GV kết luận: GV giải thích.... và lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
GV kể thêm về nhà sư Đỗ Thuận.
Củng cố bài.
Xã hội: gồm hai bộ phận: 
 Vua
quan văn - quan võ - nhà sư – đạo sĩ
(nông dân - thợ thủ công – thương nhân – nô tì)
- Bộ phận thống trị (gồm vua, quan văn, quan võ cùng một số nhà sư, đạo sĩ) 
- Bộ phận bị trị: nông dân (lực lượng sản xuất chính) thợ thủ công, thương nhân và tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều).
b. Văn hóa:
- Nho Giáo chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Nhà sư được tôn trọng. Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi.
- Các loại hình văn hóa nhân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Kĩ thuật sơ đồ tư duy
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập củng cố kiến thức: nước ta buổi đầu độc lập.
b) Nội dung: 
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
	HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
TRÒ CHƠI VÒNG QUAY MAY MẮN
Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?
A. Vua. B. Các quan văn. 
C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.
Câu 2. “Loạn 12 sứ quân’’ gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là?
A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa. 
C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn
Câu 3. Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên
A. Lê Hoàn. B. Đinh Bộ Lĩnh. 
C. Khúc Thừa Dụ. D. Ngô Quyền.
 Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?
 A. Làm Tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa.
 C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.
 Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là;
 A. Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập
 B. Thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
 C. Chấm dứt loạn 2 sứ quân.
 D. Đánh tan quân xâm lược. 
 Câu 6: Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ của mình ở đâu để dẹp loạn 12 sứ quân
A. Hoa Lư ( Linh Bình) B. Phong Châu
C. Tiên Lãng D Tiên Du
Trò chơi trực tuyến Kahoot.com
Câu 7. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đặt tên nước là gì? 
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. 
C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt. 
Câu 8. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với giặc xâm lược nào?
A. Nhà Minh ở Trung Quốc B. Nhà Hán ở Trung Quốc
C. Nhà Đường ở Trung Quốc D. Nhà Tống ở Trung Quốc 
Câu 9. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
a.Năm 980.Niên hiệu Thái Bình 
b. Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống 
c. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.
d. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên
ĐÁP ÁN:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
D
B
D
D
A
A
B
D
C
Bài 2. Hãy hoàn thiện các thông tin ở cột sự kiện (A) (thời Ngô – Đinh – Tiền Lê) tương ứng với ý nghĩa (B) theo nội dung dưới đây:
Sự kiện (A)
Ý nghĩa (B)
a
?
Mở đầu thời kì dựng nền độc lập.
b
?
Khởi xướng quá trình thống nhất đất nước.
c
?
Nền độc lập của đất nước được giữ vững.
Sản phẩm
Sự kiện (A)
Ý nghĩa (B)
a
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.
Mở đầu thời kì dựng nền độc lập.
b
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Khởi xướng quá trình thống nhất đất nước.
c
Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống.
Nền độc lập của đất nước được giữ vững.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Liên hệ, mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
b) Nội dung: GV dùng hệ thống câu hỏi tự luận và yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu.
	HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được bài tập 
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài 3. Hãy chọn và giới thiệu một nhân vật lịch sử đã có công dựng nước hoặc giữ nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Điều gì khiến em khâm phục, muốn học tập hoặc noi gương nhân vật đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_chan_troi_sang_tao_bai_14_cong_cuoc_xay_du.docx