Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

docx 13 trang phuong 05/12/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Giáo án Lịch Sử 7 (Chân Trời Sáng Tạo) - Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
BÀI 7. CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,).
- Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
	- Tìm hiểu lịch sử: Giải mã các tư liệu lịch sử có trong các tư liệu 7.1, 7.2, 7.3 và trong mục "Em có biết" dưới sự hướng dẫn của GV để nắm bắt được những nội dung cơ bản về thành tựu tiêu biểu của văn hoá Trung Quốc.
	- Nhận thức và tư duy lịch sử:
	+ Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...).
	+ Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
	- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
	+ Giải thích được vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc. 
	+ Biết sưu tầm, chọn lọc tư liệu, khai thác thông tin để giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến mà HS yêu thích.	
	3. Về phẩm chất
	- Giáo dục phẩm chất nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, yêu thiên nhiên, yêu di sản.
	- Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác trong các hoạt động nhóm.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh được phóng to (để trình chiếu), một số tài liệu tham khảo gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh	
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình,
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Suy nghĩ để trả thực hiện theo yêu cầu của GV. 
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
 GV mở cho HS nghe một đoạn nhạc phim Tây du kí: "Đường chúng ta đi" (Cảm vấn lộ tại hà phương), yêu cầu HS trả lời:
 ? Đoạn nhạc có quen không ?
 ? Trình bày sự hiểu biết của em về nội dung đoạn nhạc này ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn; HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 HS trình bày.
 Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét, giới thiệu: Đây là đoạn nhạc trong phim "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật.
 Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Trên nền tảng những thành tựu rực rỡ của văn hóa thời cổ đại, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phải triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực. Vậy đó là những thành tựu gì ? Trên những thu vực nào ? Thành tựu nào có ảnh hương tới sự phát triển của văn minh nhân loại ? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá).
 HS lắng nghe, tiếp nhận.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Nho giáo
a. Mục tiêu: 
- HS khai thác và sử dụng được thông tin trong bài, trong mục “Em có biết”, quan sát và mô tả những điều trông thấy trong bức tranh 7.1. Từ đó, rút ra kết luận: Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức). 	
- HS phải nêu được: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo,
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, thuyết trình,
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu hình 7.1 cho HS quan sát hình, khai thác thông tin trong SGK (Mục "Em có biết"), thảo luận trả lời câu hỏi:
? Quan sát và mô tả những điều em trông thấy trong bức tranh ? Từ đó rút ra kết luận gì ?
? Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo ? Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích thêm:
 ? Em có biết nội dung của "Tam cương, Ngũ thường" là gì ? 
 - Đó là quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng; về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, được coi là giường mối, kỷ cương của đạo đức phong kiến.
? Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo ? Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến ?
 - Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức.
 - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo, ...
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Sau khi học sinh thảo luận xong, GV gọi đại diện từng nhóm trả lời.
HS trình bày; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét và chốt lại ý.
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức.
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo,
2.2. Mục 2: Văn học, sử học
a. Mục tiêu: 
- HS kể tên được 3 nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường và tên của 4 tác phẩm văn học nổi tiếng.
- HS kể được các bộ Sử và 2 bộ Bách khoa toàn thư nổi tiếng của Trung Quốc.
b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong SGK để hoàn thiện phiếu học tập:
? Hãy thống kê những thành tựu về văn học, sử học ?
Lĩnh vực
Thành tựu
Văn học
?
Sử học
?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn; HS xác định yêu, trao đổi thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập.
 GV nhấn mạnh hai thành tựu tiêu biểu về văn học có ảnh hưởng lớn đến sáng tác và thưởng thức văn học hiện nay, đó là thơ Đường và Tiểu thuyết chương hồi.
 GV mở rộng thêm về 2 nhà thơ lớn thời Đường: Đỗ Phủ và Lý Bạch bằng cách đọc cho HS nghe 2 bài thơ tiêu biểu của 2 ông, sau đó cho HS trả lời câu hỏi: 
 ? Rút ra nhận xét về 2 phong cách sáng tác khác nhau của 2 nhà thơ này ?
 ? Em biết gì về "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc ?
 GV cho HS đọc thông tin phần "Kết nối với văn hóa" và đặt câu hỏi:
 ? Các em đã từng đọc hoặc từng nghe về những tiểu thuyết này chưa ? Hãy kể vắn tắt nội dung một trong bốn cuốn tiểu thuyết đó.
 Gợi ý: 
 + "Thủy hử" của Thi Nại Am: Kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo;
 + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung: Miêu tả cuộc đấu tranh của ba nước Ngụy, Thục, Ngô;
 + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật;
 + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần: Xoay quanh chuyện tình trắc trở giữa hai anh em con cô, con cậu là Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, qua đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc thời Minh,
 GV: Ở lớp 6, các em đã biết về Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, đến đời Đường, các hoàng đế lập cơ quan biên soạn lịch sử gọi là "Sử quán". Đây là bước tiến mới và góp phần dẫn đến sự ra đời nhiều bộ sử lớn có giá trị đến ngày nay. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Đại diện các nhóm trình bày.
 HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét và chốt lại ý.
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
a) Văn học: đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại (Thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết).
- Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác.
"Tứ đại danh tác": 
+ "Thủy hử" của Thi Nại Am.
+ "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung.
+ "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân.
+ "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần.
b) Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn
2.2. Mục 3: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
a. Mục tiêu: 
	- HS làm rõ thêm đặc điểm về kiến trúc và điêu khắc của Trung Quốc (đồ sộ, hoành tráng, đa dạng, chủ yếu từ đá và gỗ,...).
	- HS kể tên được các thành tựu trên 3 lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và rút ra được nhận xét chung.
	b. Nội dung: 
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu tư liệu 7.2 và 7.3, yêu cầu HS quan sát để hoàn thiện phiếu bài tập:
? Kể tên các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu đó ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn; HS trao đổi thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập.
 Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích về tư liệu 7.2 và 7.3
(Xem phần tư liệu tham khảo)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Đại diện các nhóm trả lời.
 HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét và chốt lại ý.
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo trên cả 3 lĩnh vực: 
- Kiến trúc: khác với phương Tây, kiến trúc Trung Quốc chú trọng chiều rộng hơn là chiều cao và rất đa dạng về loại hình; nhiều kiến trúc rất hoành tráng như:
 + Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc; 
+ Thập Tam lãng là quần thể lăng tẩm lớn nhất Trung Quốc; 
+ Vạn Lý Trường Thành – bức thành dài nhất thế giới; 
+ Chùa Thiên Ninh – chùa có ngôi tháp cổ xây bằng gạch cao nhất thế giới; 
- Hội hoạ: phong phủ về chất liệu: bích hoạ (vẽ trên tường); bạch hoạ (vẽ trên lụa); bản hoạ (vẽ trên giấy),... trong đó nổi tiếng nhất là tranh vẽ bằng mực tàu; 
- Điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu (thạch điêu, mộc điều) tiêu biểu là tượng Phật trên núi Lạc Sơn,
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung: 
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. 
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV giao bài cho HS (Bài tập 1 - SGK trang 32):
Hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Lĩnh vực
Thành tựu
Nhận xét
?
?
?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu của đề bài, suy nghĩ cá nhân để làm bài tập. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 GV yêu cầu HS trình bày.
 HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung.
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
 GV hỏi thêm HS:
 ? Ngoài những thành tựu về văn hóa kể trên, thời kỳ này Trung Quốc còn có những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiêu biểu nào ?
HS trả lời; HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu có).
GV nhận xét, bổ sung - nếu cần (xem phần tư liệu).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
	GV giao bài cho HS (Bài tập 2 - SGK trang 32):
	? Hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích.
	GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
	TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Tượng Phật khắc trên núi đá cao nhất thế giới
 	Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất thế giới.
 	Bức tượng tạc một tu sĩ đang mỉm cười, dáng ngồi bình thản, hai tay để trên đầu gối, mắt nhìn chăm chú qua sông.
 	Tượng cao 71 mét, phần đầu cao 15 mét, vai rộng 28 mét, lông mày dài 5,5 mét, mũi cao 6 mét, tai dài 7 mét có khả năng giữ hai người bên trong. Trong tư thế đứng thẳng, tượng Phật sẽ ngang bằng với tượng Nữ thần Tự do của Mỹ. Phật ngồi ở tư thế đối xứng, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
 	Đây được cho là tượng Phật Di Lặc, đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. Hiện nay, hình ảnh của Phật Di Lặc vẫn còn xuất hiện trong những ngôi chùa khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
	2. Tử Cấm Thành
	Tử Cấm Thành (ngày nay gọi là Cố cung), được xây dựng dưới triều nhà Minh trong suốt 16 năm (từ năm 1404 đến năm 1420), toạ lạc tại Đồng Thành, Bắc Kinh.
	Với tổng diện tích xây dựng là 720 000 m2, có 980 toà nhà và được cho là bao gồm 9999 phòng Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất thế giới. Nơi đây từng là hoàng cung của các hoàng đế Trung Hoa từ triều Minh đến cuối triều Thanh, là trung tắm chính trị, kinh tế, văn hoá của Trung Quốc suốt hơn 500 năm (từ năm 1420 đến năm 1924).
	Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới đồng thời còn được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới. 	
	3. Các phát minh về kĩ thuật của Trung Quốc thời Đường – Tống
	- Thuốc súng: Qua việc luyện thuốc trường sinh, người Trung Quốc đã tinh cờ phát hiện thuốc súng (thế kỉ VII). Nhưng người Trung Quốc chủ yếu dùng để chế tạo pháo hoa. 
`	- Kĩ thuật in: Năm 1044, Tất Thăng đã phát minh ra chữ in rời, chấm dứt thời kì chép tay tốn nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, đời Tống ở Trung Quốc, người ta có thể mua sách dễ dàng với giá rẻ. 
	- La bàn nam châm: Ra đời giữa thế kỉ XI và năm 1120 bắt đầu được sử dụng phổ biến để đi biển. 
	(Ba phát minh này cùng phát minh ra giấy thời Hán của Thái Luân đã tạo nên “Tứ đại phát minh” của người Trung Quốc)
	- Đồ sứ: Thời Đường - Tống, người Trung quốc đã phát minh ra đồ sứ và đạt đỉnh cao thời Minh - Thanh. 
	- Tiến giấy: Ra đời khoảng cuối thế kỉ VIII, đầu thế kỉ IX. Ban đầu, người ta gọi là phi tiền (tiền bay) vì nó nhẹ đến nỗi gió có thể thổi bay khỏi tay.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_chan_troi_sang_tao_bai_7_cac_thanh_tuu_van.docx