Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện

docx 5 trang phuong 21/11/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện

Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM
BÀI 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN THIỆN ( 2 tiết )
Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202
 Đến ngày tháng năm 202
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được cách sử dụng màu thứ cấp để diễn tả đậm, nhạt trong bài vẽ. 
- Vẽ được tranh về hoạt động của học sinh ở lớp, trường. 
- Chỉ ra được màu thứ cấp và hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm mỹ thuật. 
- Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về hình ảnh HS đang cùng nhau tham gia các hoạt động ở trường.
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:	
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Khám phá
* Kể về những người bạn của em:
* Khởi động:
 Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc nghe trên lotus)
- Cho HS khởi động cùng bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết’’.
Một màn khởi động rất sôi động phải không các con? Và bạn nào nhớ trên màn hình có hình ảnh gì?
 - Yêu cầu HS lấy SGK, VBT, ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ về những người bạn và các hoạt động tham gia cùng các bạn ở lớp, trường để tìm hiểu về những hình ảnh, không gian liên quan đến nội dung bài học. 
- Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp.
- Một số bạn HS lên chia sẻ tên, hình dáng, đặc điểm, sở thích của người bạn mình yêu quý theo câu hỏi sau:
1. Em yêu quý bạn nào? Bạn ấy có vóc dáng, gương mặt có gì nổi bật? Bạn ấy có sở thích gì? 
- Cho một số HS lên diễn tả lại một hoạt động ở lớp, trường mà các em đã tham gia: Ở lớp em và các bạn thường cùng nhau tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó diễn ra ở đâu?... 
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: 
- HS múa và hát theo.
- HS trả lời câu hỏi: ( có lớp học, các bạn,..).
- HS lấy ĐD học tập theo yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: 
- Lần lượt khoảng 3-4 HS lên chia sẻ về người bạn mình thích.
- Khoảng 3-4 bạn tạo thành 1 nhóm lên diễn tả lại một số hoạt động đã tham gia: Học nhóm; Vui chơi,...
Hoạt động 2:
Kiến tạo
kiến thức – 
kĩ năng.
* Cách vẽ tranh về hoạt động ở trường:
Nhiệm vụ của GV: 
Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK, thảo luận để tìm hiểu và ghi nhớ cách vẽ tranh về hoạt động của em và bạn ở trường.
Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc nghe trên lotus)
 - Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 11, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau:
1. Có mấy bước để vẽ tranh về hoạt động ở trường? 
2. Hình ảnh chính của bức tranh được thể hiện ở bước nào? 
3. Vẽ màu đã phải là bước hoàn thiện tranh chưa? 
- Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện bài vẽ.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: 
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 6: Đánh dấu x vào ô trống dưới bài vẽ hoạt động học tập hoặc vui chơi diễn ra ở trường, lớp. 
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các bước vẽ tranh:
+ Bước 1: Vẽ hoạt động chính của các nhân vật trong bức tranh.
+ Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ để thể hiện khung cảnh trường, lớp.
+ Bước 3: Vẽ màu để hoàn thiện bức tranh.
- HS nhắc lại các bước vẽ.
* Ghi nhớ: Màu sắc có thể dùng để diễn tả nhân vật, cảnh vật và làm cho những hoạt động trong tranh sinh động hơn.
- HS làm bài tập.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo
* Vẽ hoạt động của em và những người bạn: 
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích và hỗ trợ HS thao tác thực hiện bài vẽ theo ý thích. 
- Hướng dẫn HS xác định hình ảnh sẽ thể hiện thông qua việc hình dung và nhớ lại các hoạt động đã tham gia. Khuyến khích HS sử dụng màu thứ cấp trong bài vẽ.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 12, trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi:
1. Em chọn hoạt động nào mà con cùng các bạn tham gia diễn ra ở trường để vẽ? Các nhân vật đó có tư thế, hình dáng, động tác, màu sắc như thế nào? 
2. Ngoài các bạn, Em chọn khung cảnh nào cho phù hợp ( dãy lớp học, cờ Tổ quốc, gốc cây, góc vườn trường,)? 
3. Em chọn những màu nào là màu chủ đạo để vẽ tranh?
- GV hỗ trợ HS cách pha màu thứ cấp tạo độ đậm, nhạt, tương phản làm nổi bật hình trọng tâm trong bài vẽ.
- Cần chú ý vẽ màu từ trên xuống để màu vẽ không dính vào tay khi vẽ tiếp.
Trình chiếu PowerPoint:
- Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 6: Vẽ một hoạt động học tập hoặc vui chơi ở lớp, trường của cem và các bạn vào trang 7.
- HS quan sát. 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lưu ý: 
+ Khuyến khích, gợi ý HS sử dụng các màu thứ cấp để tạo sắc độ đậm, nhạt phong phú, đa dạng trong bài vẽ. 
+ Khuyến khích HS vẽ thêm các hình rong rêu, sóng nước, bong bóng, cho phần nền của bài vẽ thêm sinh động..
- HS quan sát. 
- HS quan sát, học hỏi.
- HS làm bài tập 2: Vẽ một hoạt động học tập hoặc vui chơi ở lớp, trường của con và các bạn vào trang 7. 
Hoạt động 4:
Phân tích- đánh giá
* Trưng bày bài vẽ và chia sẻ: 
Nhiệm vụ của GV:
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
Trình chiếu PowerPoint:
1. Em thích bài vẽ nào? Vì sao? 
2. Hình ảnh trọng tâm của bài vẽ thể hiện hoạt động gì? 
3. Màu, độ đậm, nhạt và sự tương phản được thể hiện rõ nét ở bài vẽ nào?
4. Bài vẽ nào sử dụng nhiều màu thứ cấp? Bài vẽ nào có cách vẽ sáng tạo?
5. Em thích nhất chi tiết gì ở bài vẽ của mình, bài vẽ của bạn? 
6. Em còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ của mình hoặc của bạn? 
- GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp.
- HS trưng bày bài vẽ.
- HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn.
- Tìm ra bài mình thích.
- Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá.
- Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của mình để bài vẽ được sinh động hơn.
- HS lắng nghe. 
Hoạt động 5:
Vận dụng - phát triển
* Tìm hiểu về những nhân vật trong bài vẽ: 
Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ, giới thiệu về bạn của mình thông qua nhân vật trong bài vẽ thông qua các câu hỏi sau: Câu hỏi thảo luận:
1. Em thấy nhân vật trong tranh giống bạn nào trong lớp? Bạn ấy tên gì? Em thường nói chuyện hay làm gì cùng bạn?
2. Em thấy bạn đáng yêu ở điểm nào? Em sẽ làm gì để tình bạn của các em luôn tốt đẹp? 
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: 
- HS giới thiệu bạn trong tranh mình vẽ. 
- HS tự trả lời theo cảm nhận của mình. 
* Ghi nhớ: Bài vẽ giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ về các hoạt động ở trường, lớp góp phần gắn kết thêm tình cảm giữa những người bạn trong học tập và vui chơi.
*Dặn dò: Quan sát các loại mặt nạ có trong đêm Trung thuChuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán, màu vẽ.
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
* ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
* Chủ đề: Trường em được thực hiện bởi hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh với các hoạt động cá nhân, nhóm.
Thông qua chủ đề giúp học sinh biết chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật; Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_1_truong_em_bai.docx