Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 1: Mặt nạ Trung thu
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 1: Mặt nạ Trung thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 1: Mặt nạ Trung thu
CHỦ ĐỀ 2: MÙA THU QUÊ EM (6 Tiết) Giới thiệu chủ đề: - Chủ đề: Mùa thu quê em nhằm giới thiệu về: nét, hình, màu tương phản trong sản phẩm mỹ thuật. Về cảnh sắc mùa thu của quê hương cũng như các hoạt động vui chơi thường diễn ra trong mùa thu. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh, cắt dán 3D, cắt dán từ lá cây, với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của nét, hình, màu sắc, màu tương phản trong sản phẩm mỹ thuật; Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của mùa thu. Biết trân trọng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách kết hợp vật liệu, màu sắc khác nhau tạo sản phẩm mỹ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo được cảm giác bề mặt chất liệu ở sản phẩm mỹ thuật như mịn, mềm mại, thô ráp,... - Chỉ ra được sự tương phản của hình, màu và chất liệu tự nhiên trong sản phẩm mỹ thuật. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được cảm nhận về nét đẹp của văn hóa truyền thống và phong cảnh mùa thu trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật. CHỦ ĐỀ 2: MÙA THU QUÊ EM BÀI 1: MẶT NẠ TRUNG THU ( 2 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Chỉ ra được cách cắt giấy bìa và vẽ màu tạo hình mặt nạ. - Tạo được mặt nạ có nét biểu cảm riêng bằng giấy bìa màu. - Nêu được sự tương phản của nét, hình, màu trên mặt nạ. - Chia sẻ được cảm nhận về nét, hình, màu biểu cảm trên mặt nạ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Sản phẩm mặt nạ mẫu, video đêm Trung thu có hình ảnh mặt nạ, giấy bìa màu, hồ dán, màu vẽ; máy tính, màn hình ti vi. - HS : Màu, giấy màu, bìa màu, tẩy, bút chì, kéo, hồ dán,.. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá đồ chơi trong Tết Trung thu: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - Cho HS khởi động cùng bài hát: “Đêm Trung thu”. - Một đêm rằm Trung thu rất sôi động phải không các bạn? Và bạn nào nhớ trên màn hình có hình ảnh gì? - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: - Hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và vật thật. Cho HS chia sẻ những hiểu biết của mình về các loại hình đồ chơi và mặt nạ Trung thu truyền thống. - Hướng dẫn HS quan sát, nêu tên các loại đồ chơi trong dịp Tết Trung thu và thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: Câu hỏi thảo luận nhóm: 1. Vào dịp Tết Trung thu, em và các bạn thường có những đồ chơi gì? 2. Em hãy nêu tên các mặt nạ Trung thu truyền thống có trong tranh? Hình dáng và tạo hình của mặt nạ có điểm gì thú vị? 3. Các mặt nạ gợi cho em liên tưởng đến con vật hoặc nhân vật nào? - GV nhận xét chung, khen nhóm (cá nhân ) HS trả lời tốt. - HS cùng nhảy và hát theo nhạc. - HS trả lời câu hỏi: ( có sư tử, đèn ông sao, mặt nạ, các bạn,..). - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát và tư duy. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Ghi nhớ: Có rất nhiều loại hình đồ chơi Trung thu: đèn lồng; đèn ông sao; đầu sư tử; mặt nạ giấy bồi thủ công; - HS lắng nghe và tiếp thu. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách tạo hình và trang trí mặt nạ: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS quan, tìm hiểu, ghi nhớ cách tạo hình và trang trí mặt nạ. Trình chiếu PowerPoint: - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trong SGK trang 15), thảo luận nhóm đôi để nhận biết và ghi nhớ các bước tạo hình và trang trí mặt nạ từ giấy thủ công, bìa màu. Câu hỏi thảo luận: 1. Tạo hình và trang trí mặt nạ cần mấy bước? 2. Cắt hình mặt nạ được thực hiện ở bước thứ mấy? 3. Bước nào tạo biểu cảm cho mặt nạ? - Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện tạo hình và trang trí mặt nạ. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: Mặt nạ có hình dáng phong phú, tạo hình giống các con vật hoặc giống các nhân vật như ông Địa, chú Tễu, - Mặt nạ thường được tạo hình với các biểu cảm rõ rệt, đa dạng. - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 8: Chọn 1 mặt nạ em yêu thích và hoàn thiện sơ đồ tư duy. - HS quan sát, và tư duy. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước thực hiện: + Bước 1: Vẽ hình mặt nạ có biểu cảm lên giấy thủ công hoặc bìa màu. + Bước 2: Vẽ màu, trang trí mặt nạ. + Bước 3: Cắt hình mặt nạ rời khỏi tờ giấy thủ công hoặc bìa màu. + Bước 4: Làm quai để đeo mặt nạ. - HS nhắc lại các bước. * Ghi nhớ: Sử dụng nét, hình cách điệu, màu sắc và đậm nhạt, tương phản có thể tạo được tính biểu cảm riêng cho mặt nạ. - HS làm bài thực hành: Chọn 1 mặt nạ con yêu thích và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo hình mặt nạ Trung thu: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS tạo hình mặt nạ theo các bước đã học. Hỗ trợ HS cắt dán, tạo hình khi cần thiết. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát mẫu mặt nạ thật và mẫu mặt nạ trang 16 SGK, trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi thảo luận: 1. Em chọn hình con vật hay nhân vật nào để làm mặt nạ? 2. Em sẽ làm mặt nạ tròn, cân đối hay tự do? Mặt nạ của con sẽ có biểu cảm như thế nào? 3. Em sẽ sử dụng màu sắc như thế nào? Những màu nào tương phản với nhau? 4. Em sẽ trang trí thêm gì để mặt nạ biểu cảm và độc đáo hơn? Trình chiếu PowerPoint: - Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 8: Tạo mặt nạ Trung thu bằng cách cắt và trang trí giấy bìa. - Yêu cầu HS làm bài tập 3 trong VBT trang 8: Vẽ hình mặt nạ Trung thu mà con thích vào trang 9. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát, tư duy, học hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. * Lưu ý: - Các con cắt giấy ở vị trí mắt để nhìn được. Tạo hình dây đeo hoặc tay cầm cho mặt nạ. - Các con có thể dùng vỏ hộp cát tông đã qua sử dụng làm hình mặt nạ. - HS quan sát, học hỏi. - HS thực hành: làm bài tập 2 trong VBT trang 8: Tạo mặt nạ Trung thu bằng cách cắt và trang trí giấy bìa. - HS làm bài tập 3 trong VBT trang 8: Vẽ hình mặt nạ Trung thu mà con thích vào trang 9. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Trình chiếu PowerPoint: 1. Em ( bạn ) ấn tượng với mặt nạ nào? Vì sao? Mặt nạ đó có biểu cảm như thế nào? 2. Em ( bạn ) thích nhất chi tiết gì ở mặt nạ của mình hoặc của bạn? 3. Mặt nạ nào sử dụng các màu sắc tương phản với nhau? 4. Em( bạn )còn muốn điều chỉnh gì ở mặt nạ của mình hoặc của bạn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS trưng bày sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét mặt nạ của mình, của bạn. - Tìm ra mặt nạ mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - HS lắng nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu mặt nạ Trung thu trong cuộc sống: Nhiệm vụ của GV: - Cho HS quan sát, chia sẻ đặc điểm tạo hình và nét biểu cảm trên các mặt nạ Trung thu truyền thống. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình ( hoặc trang 17 SGK) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Em ( Bạn ) thích hình mặt nạ nào? Vì sao? 2. Màu sắc, hình dáng của mặt nạ có điểm gì thú vị? 3. Nét biểu cảm của mặt nạ có điểm gì thú vị, hấp dẫn con? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS trả lời theo cảm nhận. - HS nhận xét, bổ sung. * Ghi nhớ: Mặt nạ Trung thu có hình dạng, màu sắc và biểu cảm ấn tượng, phong phú tạo nên nét đặc trưng cho Lễ hội Trung thu ở Việt Nam. *Dặn dò: Quan sát các hoạt động diễn ra trong đêm Trung thu. Chuẩn bị giấy vẽ, màu vẽ... * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_2_mua_thu_que_e.docx