Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 2: Vui tết Trung thu

docx 5 trang phuong 21/11/2023 1061
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 2: Vui tết Trung thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 2: Vui tết Trung thu

Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 2: Vui tết Trung thu
CHỦ ĐỀ 2: MÙA THU QUÊ EM
BÀI 2: VUI TẾT TRUNG THU ( 2 tiết )
Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202
 Đến ngày tháng năm 202
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được cách kết hợp sự tương phản của màu sắc để diễn tả hoạt động ban đêm. 
- Vẽ được bức tranh về hoạt động vui trong đêm Trung thu. 
- Chỉ ra được nét, hình, màu tương phản trong bài vẽ.
- Biết trân trọng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh, video về đêm Trung thu, máy tính, màn hình ti vi.
- HS : Giấy vẽ, bút màu, bút chì, tẩy, 	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Khám phá
* Diễn tả lại hoạt động vui Tết Trung thu:
* Khởi động: 
Trình chiếu PowerPoint:
- Gv mở bài hát: “ Rước đèn đêm Trung thu”.
- Yêu cầu HS lắng nghe và kể tên các hoạt động vui chơi xuất hiện trong bài hát?
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS quan sát và thảo luận và cùng tham gia sắm vai để diễn tả lại hoạt động vui Tết Trung thu.
Trình chiếu PowerPoint:
- - Mời lớp trưởng hoặc lớp phó học tập điều khiển lớp.
- Cho HS quan sát hình ảnh, video có các hoạt động vui chơi và thảo luận sắm vai theo các câu hỏi sau:
- Câu hỏi thảo luận:
1. Đêm Trung thu thường có những hoạt động nào? 
2. Em đã tham gia hoạt động nào trong đêm Trung thu? 
3. Hoạt động trong đêm Trung thu mà con và bạn vừa diễn tả có bao nhiêu nhân vật? Hình dáng, hành động của mỗi nhân vật như thế nào?
- HS nghe 
- HS kể tên các hoạt động vui chơi có trong bài hát: Rước đèn, múa lân, múa sư tử, phá cỗ trông trăng,...
- HS lấy ĐD học tập.
- HS quan sát và nhận thức.
- HS thảo luận nhóm và sắm vai diễn tả các hoạt động vui chơi trong đêm Trung thu.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ: Có rất nhiều trò chơi tập thể trong dịp Tết Trung thu. Các hoạt động vui chơi như rước đèn, múa Lân,thường có nhiều người tham gia, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp.
Hoạt động 2:
Kiến tạo
kiến thức - kĩ năng.
* Cách vẽ tranh diễn tả đêm Trung thu:
Nhiệm vụ của GV: 
- Tổ chức cho HS quan sát và đọc các bước hướng dẫn vẽ tranh diễn tả hoạt động trong đêm Trung thu.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát ( hoặc SGK trang 19) và thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh diễn tả đêm Trung thu.
 1. Vẽ tranh về hoạt động trong đêm Trung thu có thể thực hiện qua mấy bước? 
2. Vẽ hoạt động đặc trưng của Tết Trung thu là ở bước thứ mấy? 
3. Vẽ màu như thế nào để hình ảnh chính được nổi bật trong bức tranh?
4. Màu nền được vẽ ở bước nào? Nên sử dụng màu sắc như thế nào để diễn tả đêm Trung thu?
- Gọi HS nhắc lại các bước vẽ tranh diễn tả đêm Trung thu.
- GV phác minh hoạ nhanh các bước vẽ nét trên bảng để HS quan sát.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: 
- Yêu cầu Hs làm bài tập 1 trong VBT trang 10: Quan sát hình và viết tên các hoạt động trong dịp Tết Trung thu.
- HS quan sát. 
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu các bước vẽ tranh.
- Các bước vẽ:
Bước 1: Vẽ hoạt động đặc trưng của Tết Trung thu.
Bước 2: Vẽ tiếp các hình ảnh xung quanh.
Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. Có thể chọn màu đậm vẽ nền, màu nhạt vẽ nhân vật, cảnh vật để hoàn thiện tranh.
- HS nhắc lại các bước vẽ tranh.
- HS quan sát và tư duy.
* Ghi nhớ: Kết hợp sự tương phản của màu, đậm nhạt có thể diễn tả được các hoạt động trong đêm Trung thu.
- HS làm bài thực hành.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo
* Tạo sản phẩm mỹ thuật về đêm Trung thu:
Nhiệm vụ của GV:
Tổ chức cho HS thực hiện bài vẽ theo các bước đã học. Gợi ý cho các em sử dụng những màu tương phản với nhau để vẽ tranh diễn tả hoạt động trong đêm Trung thu.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát tranh( hoặc tranh trang 20 SGK), trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi thảo luận:
1. Em thích vẽ hoạt động nào của đêm Trung thu? Hình ảnh nào sẽ tạo điểm nhấn cho bài vẽ?
2. Em sẽ lựa chọn màu sắc như thế nào cho bài vẽ của mình?
3. Em sẽ chọn màu nào để tô vào nền bức tranh?
Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc sản phẩm của hs )
- Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 10: Vẽ hoạt động trong đêm Trung thu mà em yêu thích vào trang 11.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: 
- HS quan sát, tư duy, học hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
* Lưu ý:
- Lựa chọn hình ảnh đặc trưng của đêm Trung thu.
- Lựa chọn và phối màu tương phản để tạo nhịp điệu, không khí lễ hội.
- HS quan sát, học hỏi. 
- HS thực hành: làm BT 2 trang 10: Vẽ hoạt động trong đêm Trung thu mà em yêu thích vào trang 11.
Hoạt động 4:
Phân tích- đánh giá
* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ:
Nhiệm vụ của GV:
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ.
Trưng bày sản phẩm trên bảng:
- Yêu cầu HS quan sát bài vẽ của mình, của bạn, thảo luận để khám phá và tìm hiểu nét đẹp trong các bài vẽ. 
1. Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? 
2. Màu sắc chủ đạo của bài vẽ đó là gì? Những màu sắc nào tương phản với nhau? 
3. Nhịp điệu, sự lặp lại của màu sắc, hình ảnh, đường nét trong bài vẽ như thế nào? 
4. Em có ý tưởng gì để điều chỉnh cho bài vẽ của mình hoặc của bạn thêm đẹp và sinh động hơn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả lớp.
- HS trưng bày bài vẽ.
- HS quan sát bài vẽ. 
- HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn.
- Tìm ra bài mình thích.
- Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá.
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 5:
Vận dụng - phát triển
* Xem tranh dân gian:
Nhiệm vụ của GV: 
- Cho HS quan sát, tìm hiểu hình, màu và cách thể hiện đường nét, nhịp điệu trong tranh “Múa sư tử” - Tranh Hàng Trống để các em nhận biết thêm nét tinh hoa của mỹ thuật dân gian.
 Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc xem tranh SGK )
- Yêu cầu HS quan sát tranh “Múa sư tử” - Tranh Hàng Trống và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bức tranh “Múa sư tử” có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là trọng tâm của tranh?
2. Đường nét, màu sắc của các nhân vật trong tranh như thế nào?
3. Những nét, hình, màu nào trong tranh tương phản với nhau?
4. Bức tranh “Múa sư tử” có điểm gì thú vị, hấp dẫn con?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: 
- HS quan sát.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ: Hoạt động vui Tết Trung thu được thể hiện rất phong phú, đa dạng trong tranh, góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
* Dặn dò: Quan sát phong cảnh mùa thu ( trên ti vi, intenet). Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán khô, lá cây rụng,...
 * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
. 
. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_2_mua_thu_que_e.docx