Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 3: Phong cảnh mùa thu
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 3: Phong cảnh mùa thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 2: Mùa thu quê em - Bài 3: Phong cảnh mùa thu
CHỦ ĐỀ 2: MÙA THU QUÊ EM BÀI 3: PHONG CẢNH MÙA THU ( 2 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách sử dụng màu của vật liệu tự nhiên tạo sản phẩm mỹ thuật. - Tạo được bức tranh phong cảnh từ lá cây và các vật liệu tự nhiên. - Chỉ ra được chất cảm bề mặt trong sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được cảm xúc về màu sắc trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh về tranh lá cây; 1 số lá cây có hình dáng, màu sắc khác nhau; máy tính, màn hình ti vi. - HS : Màu, giấy thủ công, hồ dán, kéo, tẩy, bút chì, lá cây rụng, III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá sản phẩm mỹ thuật được tạo từ vật liệu thiên nhiên: * Khởi động: - Gv mở bài hát: “ Hà Nội mùa thu”. - Yêu cầu HS lắng nghe và kể tên các hình ảnh xuất hiện trong bài hát? - Con có cảm nhận gì về mùa thu? - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS quan sát các sản phẩm mỹ thuật được tạo từ lá cây để tìm hiểu về hình ảnh trong sản phẩm và hình thức, màu sắc, chất liệu tạo sản phẩm. - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Chia nhóm, phát mỗi nhóm 1 sản phẩm mỹ thuật được tạo từ lá cây và phiếu học tập, yêu cầu các nhóm quan sản phẩm của nhóm mình và thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: Câu hỏi thảo luận: 1. Sản phẩm mỹ thuật thể hiện nội dung gì? Hình ảnh chính của sản phẩm mỹ thuật là gì? 2. Sản phẩm mỹ thuật được tạo nên từ chất liệu gì? Màu sắc của sản phẩm mỹ thuật có điều gì đặc biệt? 3. Hình thức thể hiện của mỗi sản phẩm như thế nào? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - GV nhận xét chung, khen ngợi trưởng ban học tập và các nhóm, cá nhân HS trả lời tốt, tích cực làm việc. - HS quan sát. - HS trả lời: ( hoa sữa, cây bàng lá đỏ,). - HS trả lời theo cảm nhận. - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của trưởng ban học tập: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Ghi nhớ: Lá cây khô đã rụng cũng là vật liệu để tạo sản phẩm mỹ thuật. - Sản phẩm mỹ thuật được tạo nên từ lá khô có màu sắc đặc trưng của từng chiếc lá: vàng úa, nâu, nâu đỏ, đỏ đun, - HS lắng nghe, nhận thức. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: Nhiệm vụ của giáo viên: - Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK trang 23 và thảo luận để ghi nhớ các bước thực hiện tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình SGK trang 23) và thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: 1. Theo nhóm con có mấy bước để tạo được sản phẩm mỹ thuật từ lá cây? 2. Tạo hình ảnh chính cho sản phẩm được thực hiện ở bước nào? 3. Hoàn thiện sản phẩm mỹ thuật từ lá cây bằng cách nào? - Yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu để nhận thức cách tạo sản phẩm. - Gọi HS nhắc lại các bước tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu Hs làm BT 1 trong VBT trang 12: Quan sát hình và điền các thông tin. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: Bước 1: Chọn lá cây có hình, màu phù hợp với ý tưởng sản phẩm mỹ thuật. Bước 2: Sắp xếp và dán lá cây để tạo hình ảnh chính của sản phẩm mỹ thuật. Bước 3: Chọn và dán lá cây tạo thêm cảnh vật xung quanh để hoàn thiện sản phẩm mỹ thuật. Ghi nhớ: Hình dáng, màu sắc, chất cảm trên bề mặt của lá cây có thể sử dụng để tạo bức tranh theo ý thích. - HS làm bài thực hành. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: Nhiệm vụ của giáo viên: - Hướng dẫn và hỗ trợ HS các thao tác, tạo sản phẩm mỹ thuật với vật liệu là lá cây. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS phân loại lá cây đã tìm được trước đó theo các màu riêng biệt. - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình SGK trang 24 ) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Em định sử dụng những chiếc lá nào để thực hiện sản phẩm? 2. Lá cây đó gợi cho em hình ảnh về cảnh vật gì, ở đâu? Em sẽ sử dụng lá có hình và màu như thế nào cho hình ảnh chính? 3. Lá cây nào được sử dụng tạo hình ảnh phụ? 4. Em muốn thêm chi tiết gì cho sản phẩm sinh động hơn? Trình chiếu PowerPoint ( hoặc xemsản phẩm của GV đã chuẩn bị trước). - Cho HS xem bài tham khảo. - Yêu cầu Hs làm BT 2 trong VBT trang 12: Sử dụng lá cây để tạo sản phẩm mỹ thuật về đề tài phong cảnh mùa thu vào trang 13. - GV hỗ trợ HS các thao tác chọn, sắp xếp, dán hình ảnh chính, phụ theo ý thích. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS trả lời câu hỏi, nêu dự định chọn lá cây, chọn màu, chọn hình dáng lá sẽ làm. - HS nêu: trình tự tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: + Chọn lá có hình dáng, màu sắc phù hợp với ý tưởng. + Tạo sản phẩm mỹ thuật theo ý thích. - Lưu ý: có thể sử dụng giấy có màu nền phù hợp với ý tưởng. - Có thể cắt tỉa lá phù hợp với ý tưởng khi thể hiện. - HS quan sát, học hỏi. - HS làm bài thực hành: làm BT 2 trong VBT trang 12: Sử dụng lá cây để tạo sản phẩm mỹ thuật về đề tài phong cảnh mùa thu vào trang 13. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của giáo viên: - Yêu cầu HS quan sát sản phẩm mỹ thuật tạo từ lá cây của mình, của bạn được trưng bày trên bảng, nhận xét về: 1. Em ấn tượng với sản phẩm nào nhất? Vì sao? 2. Màu sắc chủ đạo của sản phẩm là màu gì? 3. Những hình ảnh, tạo hình mà con thấy thú vị trong sản phẩm? 4. Em có ấn tượng gì về chất cảm trên bề mặt của các hình ảnh trong sản phẩm? Em sẽ điều chỉnh thêm gì để sản phẩm của mình hoặc của bạn hoàn thiện hơn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS còn vụng về lần sau làm tốt hơn. - HS trưng bày giới thiệu bài. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn. - Tìm ra bài mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - HS trả lời theo hiểu biết - HS lắng nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu màu sắc trong tranh của họa sĩ: Nhiệm vụ của giáo viên: - Tổ chức cho HS quan sát tranh và tìm hiểu màu sắc đặc trưng của mùa thu trong tác phẩm “ Mùa thu vàng” của họa sĩ Lê-vi-tan (Nga). - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình SGK trang 25 ) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Bức tranh “ Mùa thu vàng” có những hình ảnh nào? 2. Màu sắc chủ đạo trong tranh là màu gì? 3. Bức tranh có điểm gì thú vị, hấp dẫn em? 4. Mùa thu trong tranh có điểm gì giống và khác mùa thu ở quê hương em? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát tranh. - HS trả lời các câu hỏi theo cảm nhận cua mình. - HS nhận xét, bổ sung. - Ghi nhớ: Cây lá mùa thu có vẻ đẹp bởi sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên thường được thể hiện trong tranh với hòa sắc ấm áp. * Dặn dò: Quan sát, ghi nhớ các đồ vật thân quen ( giường; tủ; ti vi; bàn ghế;..). Chuẩn bị đất nặn. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): * ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ: Chủ đề: Mùa thu quê em được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như vẽ, cắt dán tạo hình 3D, cắt dán từ lá cây, với các hoạt động cá nhân, nhóm. Thông qua chủ đề giúp học sinh chia sẻ được cảm nhận về nét đẹp của văn hóa truyền thống và phong cảnh mùa thu trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật. Sau khi học xong chủ đề, về nhà các con hãy tự làm cho mình những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh, đáng yêu để làm đồ chơi trong đêm Tết Trung thu; Sử dụng những chiếc lá vàng rơi trong mùa thu để làm bức tranh 3D sinh động, đẹp mắt nhé!
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_2_mua_thu_que_e.docx