Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 1: Đồ vật thân quen

docx 6 trang phuong 21/11/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 1: Đồ vật thân quen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 1: Đồ vật thân quen

Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 1: Đồ vật thân quen
CHỦ ĐỀ 3: MÁI ẤM GIA ĐÌNH ( 6 TIẾT )
Giới thiệu chủ đề:
- Chủ đề: Mái ấm gia đình nhằm giới thiệu về: cách sử dụng chấm, nét, hình, khối, màu sắc, độ đậm nhạt tạo sản phẩm mỹ thuật; Cách kết hợp nét, hình, màu trong vẽ tranh chân dung chính diện; Cách sắp xếp, kết hợp hình dáng người và cảnh vật tạo bức tranh về hoạt động của con người. 
- Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh, nặn tạo hình với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của các hình khối và ý tưởng sử dụng sản phẩm trong học tập. Vẽ được bức tranh chân dung chính diện thể hiện đặc điểm riêng của người thân. Tạo được bức tranh về một hoạt động trong gia đình. Chia sẻ được tình yêu thương và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình. Chia sẻ được nét đẹp văn hóa trong gia đình qua sản phẩm mỹ thuật.
Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề:
Quan sát, nhận thức: 
 - Nêu được cách sử dụng chấm, nét, hình, khối, màu sắc, độ đậm nhạt tạo sản phẩm mỹ thuật. 
2. Sáng tạo và ứng dụng: 
 - Tạo được sản phẩm mỹ thuật 2D, 3D thể hiện nhân vật, đồ vật trong gia đình.
 - Chỉ ra được hình, khối dạng cơ bản và trọng tâm trong sản phẩm mỹ thuật.
 3. Phân tích và đánh giá: 
 - Chia sẻ được tình yêu thương và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình. 
CHỦ ĐỀ 3: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
BÀI 1: ĐỒ VẬT THÂN QUEN ( 2 tiết )
Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202
 Đến ngày tháng năm 202
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chỉ ra được cách nặn và kết hợp các hình khối để tạo mô hình đồ vật trong gia đình. 
- Tạo được mô hình đồ vật trong gia đình bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo. 
- Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của các hình khối và ý tưởng sử dụng sản phẩm trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh chụp về các đồ vật quen thuộc trong gia đình. 
- HS: Đất nặn, dao nhựa, khăn lau,... 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Khám phá
* Tìm hiểu các đồ vật trong gia đình:
 * Khởi động: Câu đố?
Trình chiếu PowerPoint:
- Câu 1: Mình khối chữ nhật, chia thành hai ngăn. Thực phẩm, rau xanh. Luôn tươi sạch sẽ. Là cái gì?
- Câu 2: Đặt đâu nằm đấy vậy thôi. Mà hay mọi chuyện trên đời đông, tây. Nói, cười, ca hát vui say. Biết đêm , biết ngày mưa nắng tài chưa. Là cái gì?
- Câu 3: Không mắt, không tai, không mũi,Hễ đâu có mặt, ai ai cũng nhìn!
Chẳng nói mà ai cũng tin
Sáng, chiều, sớm, muộn cứ nhìn biết ngay – Là cái gì?
- Câu 4: Có chân mà chẳng biết đi
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
Bạn bè, chăn, chiếu gối thôi
Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày – Là cái gì?
- Câu 5: Cái gì sừng sững
 Đứng ở góc nhà
 Bé mở cửa ra
 Lấy quần áo đẹp ?
- Câu 6: Một mẹ thường có sáu con
Yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy-Là gì?
- GV giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát một số đồ vật trong sách, cho HS thảo luận để chỉ ra các hình, khối cơ bản trong các đồ vật đó.
Khuyến khích HS kể thêm tên các đồ vật khác trong gia đình.
Trình chiếu PowerPoint:
 - Mời lớp trưởng hoặc lớp phó học tập điều khiển lớp.
-Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hoặc tranh, ảnh trong SGK trang 26, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau:
1. Tên các đồ vật con quan sát được là gì nào? 
2. Đồ vật đó có những bộ phận nào?
Các bộ phận gần giống với khối gì?
3. Đồ vật đó thường được tạo ra bằng các chất liệu gì?
- GV nhận xét chung, biểu dương nhóm trả lời tốt.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 14: Nối hình tương ứng với bộ phận của mỗi chiếc ghế.	
- HS quan sát và trả lời câu đố. 
- HS trả lời: Cái tủ lạnh.
- HS trả lời: Cái ti vi.
- HS trả lời: Cái đồng hồ.
- HS trả lời: Cái giường.
- HS trả lời: Cái tủ đựng quần áo.
- HS trả lời: Bộ ấm chén.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lấy ĐD học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của trưởng ban học tập: 
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Ghi nhớ: Các đồ vật trong gia đình thường có hình khối chung gần giống khối cơ bản.
- HS làm bài thực hành: làm bài tập 1 trong VBT trang 14: Nối hình tương ứng với bộ phận của mỗi chiếc ghế.
Hoạt động 2:
Kiến tạo
kiến thức - kĩ năng.
* Cách tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn:
Nhiệm vụ của GV: hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ trong SGK trang 27, thảo luận và chỉ ra các bước tạo mô hình đồ vật từ đất nặn.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hoặc hình trong SGK trang 27), thảo luận để nhận biết, ghi nhớ các bước tạo hình và trang trí đồ vật từ đất nặn. 
Câu hỏi thảo luận:
1. Theo em có mấy bước để tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn? 
2. Cần sử dụng thêm dụng cụ gì trong khi nặn? 
3. Có thể sử dụng thêm các chất liệu gì để tạo nét, trang trí cho mô hình đồ vật? 
4. Em hãy nêu lại các bước để tạo mô hình đồ vật?
- GV thao tác mẫu và hướng dẫn HS làm theo các bước tạo mô hình đồ vật.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các bước tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn:
+ Bước 1: Nặn hình khối cơ bản để tạo các bộ phận của đồ vật.
+ Bước 2: Điều chỉnh khối thành các bộ phận và lắp ghép tạo mô hình đồ vật.
+ Bước 3: Trang trí tạo đặc điểm riêng cho mô hình đồ vật.
- HS quan sát GV làm mẫu.
* Ghi nhớ: Kết hợp các hình khối dạng cơ bản có thể tạo được mô hình đồ vật trong gia đình.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo
* Tạo mô hình đồ vật trong gia đình từ đất nặn:
Nhiệm vụ của GV: 
- Hướng dẫn và hỗ trợ HS nặn đồ vật từ các khối cơ bản như: khối lập phương, khối hộp, chữ nhật, khối tam giác, khối trụ...
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình ở SGK trang 28), trả lời các câu hỏi sau:
1. Em đã được học các khối nào ở các lớp 1, 2? 
2. Em thấy chiếc ghế, bàn trong hình trang 28 có các bộ phận nào? Các bộ phận đó có nét tương đồng với hình khối cơ bản nào? 
3. Em sẽ thể hiện đồ vật gì? Đồ vật đó có dạng khối gì? Đồ vật đó dùng ở trong hay ngoài căn phòng?
4. Em sẽ tạo thêm chi tiết nào để trang trí đồ vật sinh động hơn? 
- GV hỗ trợ các kĩ thuật khác như: khắc, ấn lõm, đặt lồi, thêm chấm,... để HS trang trí đồ vật sinh động hơn.
- Cho Hs xem bài tham khảo để có ý tưởng sáng tạo riêng cho bài của mình.
- Cho Hs làm bài 2 trong VBT trang 15: Tạo hình đồ vật quen thuộc trong gia đình bằng đất nặn theo ý thích.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- Hs quan sát. 
- HS trả lời theo quan sát.
- HS trả lời theo ý thích.
- HS tư duy.
Lưu ý: có thể dùng các dụng cụ khác để ấn lõm, khắc,,.. cho đồ vật thêm đẹp.
- Hs quan sát, học hỏi. 
- Hs quan sát, học hỏi. 
- HS thực hành: làm bài 2 trong VBT trang 15: Tạo hình đồ vật quen thuộc trong gia đình bằng đất nặn theo ý thích.
Hoạt động 4:
Phân tích- đánh giá
* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: 
Nhiệm vụ của GV: 
- Yêu cầu HS quan sát các sản phẩm nặn của mình, của bạn được trưng bày trên bảng, nhận xét về:
1. Sản phẩm nào dùng nhiều kĩ thuật khắc, ấn,... trong tạo mô hình?
2. Em thấy sản phẩm nào trang trí đều, đẹp? Em có ấn tượng với sản phẩm nào? Vì sao?
3. Sản phẩm nào trang trí độc đáo? 
4. Nhóm nào có nhiều sản phẩm đẹp?
5. Em còn muốn điều chỉnh gì ở các sản phẩm cho được hoàn thiện hơn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm nặn đẹp. Động viên HS cả lớp.
- HS trưng bày theo nhóm, tạo gian hàng giới thiệu sản phẩm.
- HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.
- Tìm ra sản phẩm mình thích.
- Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 5:
Vận dụng - phát triển
* Tạo thêm đồ vật trang trí cho sản phẩm:
Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS quan sát và chia sẻ ý tưởng cách trang trí và tạo thêm đồvật cho nhóm mô hình sản phẩm thêm sinh động. 
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát hoặc (hình trang 29 SGK ) và trả lời các câu hỏi:
1. Em thích mô hình đồ vật nào?
2. Em sử dụng hình thức hay vật liệu nào để tạo đặc điểm riêng cho mô hình đồ vật?
3. Em tạo thêm đồ vật gì để phối hợp trang trí cho SP của nhóm thêm đẹp?
4. Nêu cảm nhận của con khi hoàn thành sản phẩm cùng nhóm? 
5. Em sẽ sử dụng sản phẩm của mình như thế nào trong học tập và vui chơi?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát.
- Hs trả lời theo cảm nhận của bản thân.
* Ghi nhớ: Các đồ vật trong gia đình có hình khối, màu sắc đa dạng để sử dụng và trang trí. Chúng ta cần sắp xếp, giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ.
* Dặn dò: Quan sát hình dáng, đặc điểm khuôn mặt, sở thích của người thân trong gia đình. Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_3_mai_am_gia_di.docx