Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 2: Người em yêu quý

docx 5 trang phuong 21/11/2023 870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 2: Người em yêu quý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 2: Người em yêu quý

Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Mái ấm gia đình - Bài 2: Người em yêu quý
BÀI 2: NGƯỜI EM YÊU QUÝ ( 2 tiết )
Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202
 Đến ngày tháng năm 202
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được cách kết hợp nét, hình, màu trong vẽ tranh chân dung chính diện. 
 - Vẽ được bức tranh chân dung chính diện thể hiện đặc điểm riêng của người thân.
 - Chỉ ra được sự hài hòa, cân đối và tỉ lệ trong bài vẽ.
 - Chia sẻ được tình cảm của bản thân đối với người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,
 - Giáo viên: Tranh, ảnh, đoạn video có hình ảnh những người thân trong gia đình.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Khám phá
* Tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người thân trong gia đình:
*Khởi động:
Trình chiếu PowerPoint:
- Chúng mình cùng nghe và hát bài: “Ba ngọn nến lung linh”.
- Trong bài hát có hình ảnh của ai? Con yêu quý ai trong gia đình nhất? 
- GV giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Tổ chức hỏi đáp để HS nhớ lại và chia sẻ về đặc điểm riêng trên khuôn mặt người thân trong gia đình. 
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình trong SGK trang 30), trả lời các câu hỏi sau:
1. Em ấn tượng về hình ảnh của ai trong gia đình? Người đó có điểm gì đáng nhớ trên khuôn mặt? 
2. Người đó có hình dạng khuôn mặt, kiểu tóc, màu tóc như thế nào? 
3. Người đó thường mặc trang phục gì? 
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ.
- Hs nghe và hát
- HS trả lời: ( Bố, mẹ, con).
- HS chọn người mình yêu quý.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lấy ĐD học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát và trả lời theo quan sát thực tế.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Kiến tạo
kiến thức –
 kĩ năng.
* Cách vẽ tranh chân dung chính diện: 
Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, thảo luận và chỉ ra các bước vẽ tranh chân dung chính diện.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình trong SGK trang 31), thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau:
1. Theo con có những bước nào để vẽ tranh chân dung chính diện?
2. Vị trí của tai và mắt được xác định như thế nào?
3. Bước nào vẽ chi tiết cho khuôn mặt?
4. Vẽ màu là bước mấy khi vẽ tranh chân dung?
- Gọi HS nêu lại các bước vẽ tranh chân dung chính diện.
- Thao tác mẫu để HS quan sát biết cách vẽ tranh chân dung chính diện.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 VBT trang 16: Vẽ đường trục và các bộ phận cho mỗi khuôn mặt dưới đây.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát và thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các bước vẽ tranh chân dung chính diện:
B1: Vẽ phác hình dạng khuôn mặt của nhân vật. 
B2: Vẽ phác đường dọc và đường ngang đi qua chính giữa khuôn mặt. 
B3: Xác định vị trí của mắt và tai dựa trên đường ngang. 
B4: Xác định vị trí mũi và miệng dựa trên đường dọc.
B5: Vẽ chi tiết và đặc điểm của nhân vật.
B6: Vẽ màu hoàn thiện bài vẽ.
- HS quan sát.
* Ghi nhớ: Khi vẽ chân dung chính diện, vị trí các bộ phận của khuôn mặt có thể được xác định bằng sự cân đối qua các đường trục.
- HS làm BT 1 trang 16 VBT.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo
* Vẽ chân dung người em yêu quý: 
Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS xác định được người thân trong gia đình mà các em muốn vẽ. Khơi gợi để HS chia sẻ về đặc điểm dễ nhận biết của người sẽ vẽ và cách thể hiện đặc điểm riêng đó.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình trong SGK trang 32), trả lời các câu hỏi sau:
1. Em sẽ vẽ chân dung ai? Đặc điểm đáng nhớ của người đó là gì? 
2. Em thích vẽ chân dung tới ngang vai hay nửa người? 
3. Màu sắc con sử dụng để thể hiện chân dung người thân như thế nào? 
4. Em cần vẽ thêm gì để bài vẽ sinh động hơn? 
- Cho Hs xem bài vẽ tham khảo để có ý tưởng sáng tạo riêng cho bài của mình.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 VBT trang 16: Vẽ chân dung chính diện người em yêu quý vào trang 17.
- Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện bài tập thực hành.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát.
- Trả lời theo quan sát thực tế, theo cảm nhận.
- HS nhận xét, bổ sung.
* Lưu ý: HS xá định vị trí, tỉ lệ, hình thức chân dung sẽ thể hiện. Chú ý cách vẽ màu và chọn màu chủ đạo trong bài vẽ.
- HS quan sát, tham khảo 
- HS làm BT 2 trang 16 VBT:
Vẽ chân dung chính diện người em yêu quý vào trang 17.
Hoạt động 4:
Phân tích- đánh giá
* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ:
Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS trưng bày, thảo luận và chia sẻ về bài vẽ của mình, của bạn để củng cố kiến thức và phát triển ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.
1. Em thích bài vẽ nào? Vì sao? 
2. Nhân vật trong bài vẽ gây ấn tượng gì cho em? 
3. Em thấy nét và hình thể hiện trong bài vẽ có gì ấn tượng?
4. Màu thứ cấp trong bài được pha trộn từ những màu cơ bản nào?
5. Nêu cảm của em khi hoàn thành bài vẽ?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả lớp. 
- HS trưng bày bài vẽ.
- HS giới thiệu, chia sẻ về bài vẽ của mình, của bạn.
- HS chọn bài vẽ mình thích.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình.
Hoạt động 5:
Vận dụng - phát triển
* Xem tranh họa sĩ vẽ chân dung:
Nhiệm vụ của GV: Cho HS quan sát tác phẩm “Em Thúy” của cố họa sĩ Trần Văn Cẩn và cung cấp nội dung tranh. Tổ chức cho HS thảo luận về cách sử dụng màu chủ đạo, độ đậm, nhạt trong tranh. 
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình: (Tranh trong SGK trang 33): Tranh “Em Thúy”; Tác giả: Trần Văn Cẩn (1910-1994); Năm sáng tác: 1943; Chất liệu: sơn dầu; Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trả lời các câu hỏi sau:
1. Em đã xem bức tranh này ở đâu chưa? 
2. Em thấy bức tranh “Em Thúy” sử dụng những màu nào? 
3. Màu chủ đạo trong tác phẩm là màu cơ bản hay màu thứ cấp? 
4. Độ đậm, nhạt được họa sĩ thể hiện trong tranh như thế nào?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
Bức tranh “Em Thúy” với chất liệu sơn dầu được họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác vào năm 1943. Với gam màu ấm áp, tươi sáng, bức tranh thể hiện nhân vật em Thúy trong bộ quần áo giản dị đang ngồi trên chiếc ghế mây, hai tay đan nhẹ vào nhau, gương mặt thanh tú với mái tóc ngắn, đôi mắt mở to, cùng nét mặt trong sáng, ngây thơ. Họa sĩ đặt nhân vật lệch về bên trái bức tranh nhưng vẫn tạo cho người xem cảm nhận được sự cân đối, hài hòa bởi sự sắp xếp hợp lý các yếu tố nét, mảng, màu và đậm nhạt. “Em Thúy” được đánh giá là một trong những tác phẩm chân dung tiêu biểu của hội họa cận đại Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát.
- Trả lời theo quan sát thực tế, theo cảm nhận.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Ghi nhớ: Vẽ tranh chân dung là một cách thể hiện tình cảm của người vẽ với người mình yêu mến.
* Dặn dò: Quan sát các hoạt động trong gia đình. Chuẩn bị bút chì, màu vẽ,...
 * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_3_mai_am_gia_di.docx