Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 1: Chậu hoa xinh xắn
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 1: Chậu hoa xinh xắn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 1: Chậu hoa xinh xắn
CHỦ ĐỀ 4: GÓC HỌC TẬP CỦA EM ( 6 TIẾT ) Giới thiệu chủ đề: - Chủ đề: Góc học tập của em nhằm giới thiệu về: cách kết hợp vật liệu, màu sắc tạo sản phẩm mỹ thuật; Cách gấp, cắt và trang trí giấy bìa tạo hình 3D của con vật; Cách cắt và đan nan giấy bìa màu; giấy thủ công tạo sản phẩm mỹ thuật. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như cắt dán 3D, đan nan giấy tạo hình đồ vật với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của sự tương phản của hình, khối, màu sắc trong sản phẩm.; Chia sẻ được cách sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và trong cuộc sống. Chia sẻ được một số hình thức ứng dụng sản phẩm trong học tập và vui chơi. Nhận biết được vẻ đẹp của sản phẩm mây tre đan truyền thống và giá trị của sản phẩm đan với việc bảo vệ môi trường. Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách kết hợp vật liệu, màu sắc tạo sản phẩm mỹ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo được sản phẩm mỹ thuật 2D, 3D bằng giấy thủ công; giấy bìa màu. - Chỉ ra được sự tương phản của hình, khối, màu sắc trong sản phẩm. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được cách sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và trong cuộc sống. CHỦ ĐỀ 4: GÓC HỌC TẬP CỦA EM BÀI 1: CHẬU HOA XINH XẮN ( 2 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách tạo hình và trang trí sản phẩm mỹ thuật bằng cách gấp, cắt, dán giấy thủ công, giấy bìa màu. - Tạo được chậu hoa bằng cách gấp, cắt, dán giấy thủ công, giấy bìa màu. - Chỉ ra được tỉ lệ, sự tương phản, hài hòa của nét, hình, màu trên sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được ý tưởng sử dụng sản phẩm trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, ảnh chụp về một số chậu hoa; sản phẩm mỹ thuật vẽ chậu hoa... - HS: Giấy thủ công, bìa màu, tạp chí cũ, bút chì, kéo, màu vẽ, hồ dán,... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá hình, màu các chậu hoa: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - GV mở phát nhạc bài “ Lý cây xanh” để vào bài học. - Trong bài hát có những hình ảnh gì? Con thấy cây xanh thường được trồng ở đâu? - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS quan sát và thảo luận về hình ảnh một số chậu hoa để tìm hiểu hình dáng, màu sắc của chậu, hoa và lá ở mỗi chậu hoa. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 38 và thảo luận theo các câu hỏi sau: 1. Em ấn tượng với chậu hoa nào? Chậu đó trồng hoa gì? 2. Chậu hoa đó được làm bằng chất liệu gì? Chậu hoa có màu sắc, hình dáng như thế nào? 3. Chậu hoa đó được trang trí bởi những họa tiết gì? 4. Hoa, lá thường lớn hơn hay nhỏ hơn chậu? - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 20: Quan sát hình và ghi cách tạo sản phẩm vào chỗ chấm. - HS nghe và hát theo nhạc. - HS trả lời theo quan sát: cây xanh, con chim, Cây thường trồng ở mặt đất; trồng ở trong các chậu cảnh,... - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài thực hành: làm bài tập 1 trong VBT trang 20: Quan sát hình và ghi cách tạo sản phẩm vào chỗ chấm. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 39 để nhận biết các bước tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình ( hoặc hình trong SGK trang 39), thảo luận để nhận biết cách tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu. Câu hỏi thảo luận: 1. Có mấy bước tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu? 2. Làm thế nào để dán chậu hoa có độ nổi trên giấy? 3. Gấp thế nào để cắt được hoa có nhiều cánh? 4. Có mấy cách tạo lá cây? 5. Cánh hoa được làm như thế nào? - Gọi HS nêu lại các bước tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - GV thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước tạo chậu hoa. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước tạo hình và trang trí chậu hoa: + Bước 1: Vẽ và cắt hình các bộ phận của chậu. + Bước 2: Dán các hình đã cắt tạo chậu. + Bước 3: Cắt và dán các thanh bìa tạo độ nổi cho chậu. + Bước 4: Tạo các cành hoa. + Bước 5: Dán chậu vào giấy nền và cắm các cành hoa vào chậu. - HS nhắc lại các bước vẽ. - HS quan sát. - Ghi nhớ: Kết hợp hài hòa các hình mảng cân đối, tương phản về đường nét, màu sắc có thể tạo được sản phẩm chậu hoa xinh xắn . - HS quan sát. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo hình chậu hoa theo ý thích: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát, ghi nhớ hình dáng chậu hoa để thực hiện tạo hình và trang trí sản phẩm theo ý thích. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc ( Hình trong SGK trang 40), trả lời các câu hỏi sau: 1. Em chọn hình dáng chậu như thế nào? Chậu hoa đó có đặc điểm gì? 2. Chiều ngang và chiều cao của chậu có tỉ lệ như thế nào với nhau? 3. Em sử dụng màu nào để làm lá và cành hoa? 4. Cần trang trí gì để sản phẩm chậu hoa thêm sinh động? - Cho Hs xem sản phẩm chậu hoa để HS tham khảo, có ý tưởng sáng tạo riêng cho mình. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 21: Tạo chậu hoa theo ý thích bằng cách cắt, dán giấy vào khung bên dưới. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - Hs quan sát. - HS trả lời theo quan sát; theo ý thích. Lưu ý: Nên chọn màu làm hoa khác với màu thân chậu. - Hs quan sát. - HS làm bài thực hành: làm bài tập 2 trong VBT trang 21: Tạo chậu hoa theo ý thích bằng cách cắt, dán giấy vào khung bên dưới. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về hình, màu, cách trang trí và kỹ thuật thể hiện hình trong sản phẩm. - Khuyến khích HS chia sẻ về: 1. Em thích sản phẩm chậu hoa nào? Vì sao? 2. Có những hình, màu nào trong sản phẩm chậu hoa đó? Hình nào, màu nào được lặp lại? 3. Độ đậm, nhạt trên sản phẩm được thể hiện như thế nào? 4. Cách cắt hoa, lá của bạn có giống với em không? 5. Hình cắt nào trên sản phẩm có kỹ thuật tốt? 6. Em có muốn điều chỉnh hình và màu nào để sản phẩm của mình được hoàn thiện hơn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. - HS trưng bày sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn. - HS chọn sản phẩm mình thích. - HS nêu cảm xúc khi làm sản phẩm chậu hoa. - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Đề xuất ý tưởng sử dụng sản phẩm: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS chia sẻ về cách các em sẽ sử dụng sản phẩm của bài học trong cuộc sống. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc ( hình trong SGK trang 41) và trả lời câu hỏi: 1. Sản phẩm chậu hoa thường được sử dụng làm gì? 2. Theo em, sản phẩm chậu hoa nên trưng bày ở đâu trong lớp học; trong gia đình? 3. Em sẽ làm gì với sản phẩm chậu hoa của mình? 4. Nếu làm quà tặng, con sẽ dành tặng ai? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - Hs trả lời theo ý tưởng của mình. Ghi nhớ: - Sản phẩm chậu hoa thường được trưng bày, ở góc học tập tại lớp, tại nhà; Dùng để trang trí lớp học; Dùng để tặng người mình yêu quý; - Sản phẩm mỹ thuật sẽ hữu ích và có ý nghĩa nếu ta biết trân trọng, giữ gìn và sử dụng hợp lý. * Dặn dò: Nhớ lại hoặc quan sát các con vật quen thuộc xung quanh. Chuẩn bị giấy thủ công, bìa màu, hồ dán, kéo, màu vẽ * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_4_goc_hoc_tap_c.docx